Truyền kỳ lịch sử xe đạp Phượng Hoàng 2

Truyền kỳ lịch sử xe đạp Phượng Hoàng

Hẳn là những người của thế hệ trước đều có ký ức vô cùng sâu đậm đối với xe đạp, nhất là truyền kỳ lịch sử xe đạp Phượng Hoàng. Xe đạp Phượng Hoàng gần như đã trở thành ký ức của một lớp người. Ở thế kỷ trước, trên các con đường ở Trung Quốc hầu như luôn có thể bắt gặp bóng dáng của xe đạp địa hình Phượng Hoàng. Kỳ thực, xe đạp Phượng Hoàng không chỉ “hot” vào lúc đó, thực ra thương hiệu này cũng vô cùng truyền kỳ, đã có hàng trăm năm lịch sử.

Cửa hàng xe đạp đã được thành lập vào năm Quang Tự, có thể nói thương hiệu xe đạp còn có lịch sử lâu đời hơn cả thời gian thành lập của Trung Quốc. Vào thời kỳ đỉnh cao của nó, xe đạp Phượng Hoàng gần như còn trở thành một vật tượng trưng cho thân phận, thậm chí còn là vật phẩm cần thiết khi cưới gả. Sau đây xin được dẫn bạn đến với câu chuyện của xe đạp Phượng Hoàng.

I. Giới thiệu xe đạp Phượng Hoàng

Thành lập năm 1958, xe đạp Phượng Hoàng từng được ví là “Phượng hoàng vàng bay ra từ ổ rơm”, là một trong những nhãn hiệu nổi tiếng của dân tộc Trung Hoa. Từ thế kỷ trước, nhãn hiệu Phượng Hoàng được xem như một vật tượng trưng cho thân phận. Thế kỷ mới, “Phượng hoàng niết bàn”, nhãn hiệu lâu đời được hồi sinh. Công ty có hai cơ sở sản xuất, với các sản phẩm chất lượng cao xe địa hình, xe đua, xe đạp trẻ em “thục nữ”. Về chất liệu, sử dụng các vật liệu hiện đại như sợi cacbon, hợp kim Mg, hợp kim nhôm, luôn nỗ lực đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên hai phương diện chức năng và tình cảm của xe đạp. Phượng Hoàng là người bạn thân thiết của các gia đình ở hơn 100 quốc gia và khu vực.

Xe đạp Phượng Hoàng là một loại xe đạp nổi tiếng được tiêu thụ khắp Trung Quốc, xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia và khu vực như Âu Mỹ, Nhật Bản, Đông Nam Á và châu Phi. Mạng kinh doanh của Phượng Hoàng trải rộng khắp 100 quốc gia và khu vực, cung cấp dịch vụ đa dạng, toàn diện cho thị trường. Đây là công ty holding nhà nước chủ yếu kinh doanh mặt hàng xe đạp Phượng Hoàng nổi tiếng trong và ngoài nước. Công ty luôn trung thành với yếu tố lớn xây dựng thương hiệu là “chất lượng, chủng loại, dịch vụ”, đồng thời đặt ra phương châm kinh doanh “không ngừng sáng tạo, khách hàng là thượng đế, đề cao nhân tính, làm đẹp cuộc sống”, lấy nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng làm mục tiêu theo đổi, không ngừng tiến bộ cùng thời đại.

II. Lịch sử xe Phượng Hoàng

Xe đạp Phượng Hoàng ra đời tại cửa hàng xe Đồng Xương vào năm Quang Tự, có lịch sử hàng trăm năm. Đến thời kỳ cận đại, xe đạp Phượng Hoàng cũng viết nên một trang truyền kỳ của riêng mình.

Truyền kỳ lịch sử xe đạp Phượng Hoàng 4

Lịch sử xe Phượng Hoàng

1. Thành lập cửa hàng xe

Năm 23 Quang Tự nhà Thanh, tức là năm 1897 thời Công nguyên, hãng xe đạp Đồng Xương- hãng xe lâu đời nhất của Trung Quốc đã xuất hiện. Ngày 20/1/1956, hãng xe Đồng Xương gia nhập vào hệ thống công nghiệp xe đạp, gây dựng nên thượng hiệu xe đạp đầu tiên của Trung Quốc mới- xe đạp hiệu Phượng Hoàng. Giữa những năm 60, xe đạp hiệu Phượng Hoàng được sản xuất và bán ra thị trường với số lượng lớn.

Tìm hiểu thêm:

2. Thành lập nhãn hiệu xe Phượng Hoàng
Nhãn xe Phượng Hoàng từ ban đầu chỉ có thuần nhất một màu đen, đến nay có 5 màu. Sự thay đổi của nhãn hiệu Phượng Hoàng cũng thể hiện cho sự không ngừng tiến bộ của Phượng Hoàng. Ngày 1/1/1959, đăng kỹ nhãn hiệu “Phượng Hoàng” và xây dựng thương hiệu “Phượng Hoàng”.

3. Xe đạp Phượng Hoàng tiến quân ra nước ngoài

Ngày 14/9/1980, xe đạp Phượng Hoàng lần đầu tiên xuất khẩu sang thị trường châu Âu, và trở thành thương hiệu xe đạp đầu tiên của Trung Quốc có mặt tại thị trường Âu Mỹ. Hiện tại đại lý khu vực nước ngoài của Phượng Hoàng phân bố ở các khu vực Đông Nam Á, Trung Cận Đông, Châu Phi và Trung Nam Mỹ. Xe đạp Phượng Hoàng liên tục nhiều năm bán chạy ở nước ngoài và được đánh giá là “nhãn hiệu xuất khẩu nổi tiếng Thượng Hải”.

4. Câu chuyện đạp xe đạp Phượng Hoàng

Năm 1985, Phượng Hoàng Thượng Hải thành lập đội đạp xe đạp đầu tiên của Trung Quốc, tích cực đẩy mạnh văn hóa đạp xe. Năm 2013, “Ái phượng tộc” được thành lập, đây là nhóm yêu cuộc sống, thích đạp xe, yêu Phượng Hoàng, thích cuộc sống xanh và kêu gọi mọi người đạp xe bảo vệ môi trường.

5. Sự phát triển mạnh mẽ của xe đạp Phượng Hoàng

Truyền kỳ lịch sử xe đạp Phượng Hoàng 3

Hình thức sản xuất xe đạp Phượng Hoàng

Bắt đầu từ năm 1965, xe đạp Phượng Hoàng 7 lần liên tiếp đứng đầu trong “ Đánh giá chất lượng ngành xe đạp thương hiệu của Trung Quốc”. Bắt đầu từ năm 1995, liên tiếp 16 năm xe đạp được xem là nhãn hiệu nổi tiếng Thượng Hải. Năm 2006, xe đạp Phượng Hoàng được đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng Trung Quốc, cũng trong năm này nó được Bộ công thương đánh giá là “nhãn hiệu lâu năm của Trung Quốc” và “mặt hàng có sức cạnh tranh thị trường nhất.” Năm 2007, liên tiếp 5 năm được đánh giá là “mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng của Thượng Hải”. Năm 2011, Cục quản lý hành chính công thương thành phố Thượng Hải bầu chọn xe đạp Phượng Hoàng là “thương hiệu nổi tiếng Thượng Hải”.

6. Xe đạp Phượng Hoàng cải cách thể chế
Năm 2010, Phượng Hoàng thu hút vào vốn tư nhân, tiến hành cải cách thể chế. Xây dựng nên xí nghiệp chế tạo xe hai bánh lớn chuyên sản xuất, nghiên cứu và tiêu thụ các mặt hàng như xe đạp, xe đạp điện, xe trẻ con và xe lăn. Công ty có cơ sở sản xuất chế tạo tại Thượng Hải, Thiên Tân và Giang Tô.

Có thể bạn thích:  Mẹo và động lực giúp bạn đạp xe vào mùa đông

7. Quan điểm hiện đại của xe đạp Phượng Hoàng
Năm 2013, Phượng Hoàng đề xuất chiến lược phát triển “Lựa chọn của thời đại mới”, xây dựng Triết lý sản phẩm trọng tâm là “thoải mái, lành mạnh, thời trang”, thúc đẩy các mô hình kinh doanh như cửa hàng chuyên biệt, shop in shop và quầy chuyên doanh. Xây dựng ba con đường giới thiệu sản phẩm là mặt bằng, video và mạng, tích cực đẩy mạnh văn hóa sản phẩm mới của Phượng Hoàng.

8. Quan điểm thông minh của xe đạp Phượng Hoàng
Tại triển lãm Thượng Hải năm 2015, Phượng Hoàng đề xuất ý tưởng “đạp xe vui vẻ, thể hiện trí tuệ”. Đây cũng là lần đầu tiên xe đạp thông minh do Phượng Hoàng nghiên cứu ra mắt công chúng, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Phượng Hoàng về khai thác lĩnh vực xe đạp thông minh, mở ra thời đại xe thông minh cho hãng Phượng Hoàng.

III. Truyền kỳ về xe đạp Phượng Hoàng

Những năm 70, ở khắp các phố lớn ngõ nhỏ người ta đều nhìn thấy hình ảnh xe Phượng Hoàng rong chạy trên đường. Xe đạp Phượng Hoàng trở thành ưu tiên hàng đầu cho người tiêu dùng khi đi mua xe. Từ “Phượng Hoàng” theo quan điểm của người Trung Quốc là tượng trưng cho may mắn và cao quý, chiếc xe đạp Phượng Hoàng thậm chí còn trở thành một món hồi môn “vẻ vang” các cô gái khi đi lấy chồng. Đầu những năm 90, trong tổng lượng xe đạp xuất khẩu của Đại Lục Trung Quốc, đến 1/3 đều là sản phẩm của Phượng Hoàng.

IV. Các giải thưởng của xe đạp Phượng Hoàng

Từ năm 1990, xe đạp Phượng Hoàng được chọn làm quốc lễ, là lễ vật chính phủ Trung Quốc tặng cho khách quý nước ngoài.
Năm 1991, được bầu là “thương hiệu nổi tiếng Trung Quốc lần đầu tiên”
Từ năm 1995, 11 năm liên tiếp được bầu là “nhãn hiệu nổi tiếng Thượng Hải”, cũng là thương hiệu duy nhất trong ngành được chọn là“Thương hiệu lâu đời của Trung Quốc”
Năm 1996 công ty thông qua chứng nhận Quản lý chất lượng ISO9001:1994
Năm 2002, thông qua chứng nhận Quản lý chất lượng ISO9001:2000
Năm 2003 nhận chứng nhận miễn kiểm sản phẩm do giám sát kỹ thuật quốc gia Trung Quốc cấp phát
Năm 2004, công ty hữu hạn cổ phần Phượng Hoàng được bình chọn là doanh nghiệp tiên tiến chất lượng trong ngành công nghiệp nhẹ Trung Quốc.
Năm 2005, được bộ Công thương Trung Quốc bình chọn là thương hiệu xuất khẩu trọng điểm cần được bồi dưỡng và phát triển
Năm 2006, được bộ Công thương đánh giá là nhãn hiệu lâu đời của Trung Quốc và là thương hiệu có sức cạnh tranh thị trường nhất
Năm 2006, cải cách thể thế, công ty hữu hạn đầu tư Mỹ Lạc, Giang Tô góp cổ phần vào công ty hữu hạn xe đạp Phượng Hoàng
Năm 2010, trở thành đơn vị duy nhất được cấp phép sản xuất-tiêu thụ-cung ứng mặt hàng xe đạp và xe đạp điện cho triển lãm Thượng Hải
Năm 2009-2013, xếp thứ hai trong bảng xếp hạng doanh nghiệp có sức phát triển nhất do liên hiệp hội công nghiệp nhẹ Trung Quốc bình chọn
Năm 2013, được trao giải Doanh nghiệp sáng tạo xuất sắc, giải Sản phẩm sáng tạo ưu tú trong ngành công nghiệp nhẹ Thượng Hải
Năm 2014, được trao giải Doanh nghiệp có cống hiến xuất xắc trong thúc đẩy văn hóa xe đạp Trung Quốc phát triển
Năm 2014, xe đạp Phượng Hoàng được đánh giá là “ngôi sao sáng trong các thương hiệu của Thượng Hải”
Năm 2014 được trao giải vàng trong cuộc khi Sáng tạo sản phẩm lâu đời của Trung Quốc

V. Hình thức sản xuất xe đạp Phượng Hoàng
Ban đầu xe đạp Phượng Hoàng là một xí nghiệp theo hình thức tự sản xuất. Nhất là vào thời điểm đỉnh cao, Phượng Hoàng bằng năng lực tự sản xuất của mình đã tạo nên vương quốc xe đạp Trung Quốc lúc bấy giờ. Sau đó xe đạp Phượng Hoàng cũng phát triển thêm những hình thức sản xuất khác.

1. Năng lực tự sản xuất
Công ty xe đạp Phượng Hoàng chủ yếu sản xuất 7 loại xe là: xe phổ thông, xe trọng tải, xe nhẹ, xe thể thao, xe đặc biệt, xe đua, xe điện, trong đó có hơn 300 cỡ, hơn 500 chủng loại.

2. Sản xuất OEM
Để mở rộng sản xuất cũng như ứng phó với cạnh tranh khốc liệt của thị trường, công ty đặc biệt thu hút các nhà xưởng tiên tiến trong ngành làm cơ sở sản xuất OEM cho công ty để bổ sung sản xuất.

VI. Vì sao xe đạp Phượng Hoàng thụt lùi
Năm 1989, nhờ có liên kết kinh doanh, cả tập đoàn đã sản xuất được 6,2 triệu chiếc xe đạp hiệu Phượng Hoàng. Thế nhưng từ khi bắt đầu bước vào những năm 90 của thế kỷ trước, các xưởng sản xuất linh kiện xe đạp và xưởng sản xuất toàn bộ xe có xu hướng tăng mạnh về số lượng, vì điều đó thị trường xe đạp từ thị trường bán chuyển sang thị trường mua, ngành sản xuất xe đạp rơi vào giai đoạn bão hòa.

Nắm bắt tình thế hỗn loạn này, các công ty xe đạp vốn Đài Loan và vốn nước ngoài tấn công vào thị trường Đại Lục. Năm 1992, một trong những công ty có quy mô nhất trên thế giới về sản xuất và tiêu thụ xe đạp- Công ty hữu hạn cổ phần Giant Đài Loan đã góp vốn cùng Phượng Hoàng thành lập công ty xe đạp Cự Phượng Thượng Hải, đồng thời “Cự Phượng” còn mở ra công ty hữu hạn Giant Trung Quốc với 100% vốn tại Côn Sơn, Giang Tô. Các thương hiệu ngoại lai như Giant nhờ định vị sản phẩm của mình ở mức giá cao, một mặt thu được lợi nhuận, mặt khác cũng áp chế được xe đạp Phượng Hoàng.

VII. Hiện trạng sử dụng xe đạp Phượng Hoàng ở Trung Quốc
Xe đạp Phượng Hoàng đã từng là một giấc mộng của người Trung Quốc, nhãn hiệu lâu đời, chất lượng lại tốt. Khung xe là linh hồn của một chiếc xe đạp, mọi linh kiện đều được lắp dựa trên khung xe. Khung xe cũng là bộ phận được xí nghiệp chú trọng nghiên cứu và phát triển. Đôi khi bạn có thể nhìn thấy sản phẩm gần giống nhau nhưng giá lại đắt hơn mấy lần. Xe đạp Phượng Hoàng xin được đảm bảo có thể cung cấp cho người mua giá cả cực kỳ phải chăng.

Có thể bạn thích:  Những năm tháng tươi đẹp cùng với chiếc xe đạp

VIII. Hiện trạng tiêu thụ của xe đạp Phượng Hoàng
Trải qua quá trình không ngừng tự cứu và khai thác thị trường trong và ngoài nước, xe đạp Phượng Hoàng một lần nữa trở về thời đại hoàng kim của mình: ngoài loại xe truyền thống, xe đạp Phượng Hoàng còn nghiên cứu ra xe nhẹ, xe thể thao, xe đặc biệt, xe điện và xe đua, tổng cộng 7 loại lớn với hơn 500 chủng loại khác nhau.Bên cạnh đó thương hiệu “Phượng Hoàng” cũng được đăng ký tại 90 quốc gia và khu vực trên thế giới. Năm 2007, tổng lượng tiêu thụ đạt 4,5 triệu chiếc, đứng đầu Trung Quốc, trong đó xuất khẩu hơn 1,4 triệu chiếc, đứng đầu trong các doanh nghiệp chế tạo của Trung Quốc.

Tìm đến thị trường nước ngoài chính là “pháp bảo” tự cứu lấy mình của Phượng Hoàng. Hơn mười năm nay tại các quốc gia Đông Nam Á và châu Phi như Nigeria, Indonesia, Afghanistan, “chúng tôi lại nhìn thấy người dân lại thích thú tìm kiếm xe đạp Phượng Hoàng những năm 70 thế kỷ trước.” Để đáp ứng nhu cầu cuộc sống “tải trọng” của người dân, Phượng Hoàng đã cho xuất khẩu hơn 40% xe đạp truyền thống. Năm 2000, Phượng Hoàng lần đầu tiên xuất khẩu vượt qua tiêu thụ trong nước tới 61%, thậm chí năm 2003 còn tăng lên 75.5%, năm 2007 cũng hơn mức 66%. Những năm gần đây, Phượng Hoàng còn xây dựng xưởng lắp ráp tại Hà Lan, tận dụng mạng lưới hậu cần của các nước có tỷ lệ người đi xe đạp cao nhất thế giới, mở rộng thị trường ở liên minh EU.

Đối với tiêu thụ trong nước, Phượng Hoàng cũng bắt đầu xây dựng hình tượng “trẻ trung, thời trang”, tích cực giành lại “vùng đất đã mất” của mình. Hiện tại, “Phượng Hoàng” cũng bắt đầu gây dựng thương hiệu phụ- “Phi Điểu”, một phiên bản rút gọn của “Phượng Hoàng”, với khẩu hiệu là “muốn bay thì bay”. Đối với nhóm khách hàng mới có sở thích thể hiện cá tính, thì đây quả thực chính là một cục hút nam châm cực lớn. Trong tổng hơn 500 loại sản phẩm hiện có, xe gấp, xe địa hình đều sử dụng nhãn hiệu “Phi Điểu” tiến vào thị trường.

Cuối năm 2008, cơ sở mới của Phượng Hoàng tại trấn Chu Kinh, Kim Sơn cũng bắt đầu chính thức đi vào hoạt động, chủ yếu sản xuất mặt hàng xe có giá trị gia tăng cao, bao gồm bốn loại là xe thành phố, xe gấp, xe kiểu mới và xe điện. Công ty còn hợp tác với Sở nghiên cứu khoa học nghiên cứu các loại xe sử dụng nguyên liệu chế tạo mới như xe hợp kim Sc, chỉ cần trong nhôm cho thêm một ít nguyên tố SC thì có thể giảm 50% trọng lượng và tăng 50% cường độ so với xe hợp kim nhôm ban đầu. Sử dụng xe gấp có dùng chất liệu hợp kim Sc, hi vọng nhận được sự yêu thích của các cô gái.

IX. Câu chuyện về xe đạp Phượng Hoàng

Truyền kỳ lịch sử xe đạp Phượng Hoàng 1

Câu chuyện về xe đạp Phượng Hoàng

Lúc Lý Kiều vội vã rời đi, Lê Tiểu Quân đột nhiên nói:
– Anh tiễn em, anh có xe!
Sau đó, Lê Tiểu Quân ngồi lên chiếc xe đạp Phượng Hoàng chở Lý Kiều đi qua các phố lớn ngõ nhỏ, đúng lúc ấy âm thanh bài hát “Ngọt ngào” của Đặng Lê Quân bất chợt vang lên…
Trong bộ phim “Ngọt ngào” của đạo diễn Trần Khả Tân, ngoài hình xăm chú chuột Mickey của Báo Ca thì có lẽ đây là cảnh tượng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng tôi. Trong thời đại mà xe ô tô còn nhiều hơn kiến, hệ thống giao thông công cộng phát triển mạnh mẽ, xe “đen” nhiều hơn so lông trâu, bạn sẽ không cần bận tâm suy nghĩ xem nên lựa chọn loại phương tiện nào để ra ngoài. Tuy nhiên ít nhất có một nửa thời gian trong ngày bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng tắc đường trong thành phố, tìm kiếm một chiếc xe đạp Phượng Hoàng thực sự vô cùng khó khăn.

Vào thời đại 7x, đồng hồ đeo tay, máy khâu và xe đạp gần như trở thành món đồ không thể thiếu trong lễ kết hôn. Thế nhưng bây giờ “cha mẹ cô dâu” không ngừng thúc đẩy GDP tăng trưởng, mấy chữ số trong tài khoản tiết kiệm gửi ngân hàng cũng không đủ để mua một cái nhà vệ sinh, đồng hồ đeo tay, máy khâu, xe đạp và máy thu âm hoàn toàn đã bị nhà, xe và tiền thay thế. Mặc dù không phải cô gái nào cũng muốn ngồi trong xe BMW khóc lóc, nhưng cũng rất ít người muốn ngồi phía sau chiếc xe đạp của bạn cười vui vẻ, thậm chí cho dù có, tôi nghĩ bạn cũng không nhẫn tâm để con gái người ta ngồi sau mà đau mông đâu.

Lúc còn nhỏ, mỗi ngày mẹ đều đạp xe chở tôi đi học. Trời nắng tôi nằm ở trên khung xe đạp ấn chuông xe kính coong, tiếng chuông vang đi vào bên tai tựa như dòng nước chảy êm ả tưới mát tâm hồn tôi. Trời mưa tôi thích chui vào phía sau áo mưa của mẹ, hít hà mùi cao su quen thuộc, nhìn bọt nước trắng xóa tung lên mỗi lần bánh xe lăn qua vũng nước, còn có ống quần mẹ bị ướt do nước mưa. Sau khi lớn lên, tôi bắt đầu đạp xe đến trường, ra phố. Đặc biệt vào chạng vạng tối mùa hạ, tôi đặc biệt thích phóng xe xuống đoạn đường dốc, gió thổi phồng chiếc áo T-shirt, thổi căng những niềm vui thích giản đơn của tôi. Ngày hôm nay nhớ lại ngày ấy, kỷ niệm đạp xe rong ruổi trên các nẻo đường quả là một hồi ức đẹp biết bao, nhưng đó cũng là thời thanh xuân không thể nào quay lại của tôi, là những hồi ức chỉ còn trong tưởng niệm.

Có thể bạn thích:  Tìm kiếm sự cân bằng thông qua việc đi du lịch xe đạp

Hãy thử xem cuộc đối thoại của Hà Tây và Tam Mao.
Hà Tây hỏi Tam Mao: Cậu muốn gả cho người như thế nào
Tam Mao nói: Nhìn thuận mắt phú ông chục triệu cũng gả, không thuận mắt phú ông nghìn tỷ cũng lấy.
Hà Mao nói: Nói đi nói lại vẫn là muốn lấy người có tiền
Tam Mao nói: Cũng có ngoại lệ
Hà Tây hỏi: Vậy nếu gả cho tôi thì sao?
Tam Mao lại thở dài: Nếu như là cậu, chỉ cần có đủ tiền ăn cơm là đủ rồi.
Hà Tây hỏi: Vậy cậu có ăn nhiều không?
Tam Mao trả lời: Không nhiều, không nhiều, sau này có thể ăn ít đi.

Không có mấy người có thể chống cự lại được sức hấp dẫn của vật chất mang đến, nam nữ trên đời hầu như ai đều có hoặc ít hoặc nhiều lòng hư vinh. Bạn không thể trách họ thực tế, chỉ có thể chê cười giá trị quan quái dị này mà thôi. Tình cảm chân thật thường chỉ xuất hiện vào lúc con người ta khốn cùng, bởi khi bạn không còn gì, thứ còn lại có lẽ chỉ còn tình cảm mà thôi. Bởi vì khi ấy con người ta nhìn rõ thứ mình yêu là gì. Nhà hàng cao cấp, trang sức đắt đỏ, quần áo lộng lẫy, muốn lấy lòng phụ nữ, đàn ông có thể dùng rất nhiều cách khác nhau, thậm chí có thể dùng giá của birkin hoặc một đôi Jimmy choo để đo xem phụ nữ đối diện bạn đáng giá để bạn bỏ ra bao nhiêu. Nhưng khi bạn không có điều kiện, đến ăn cơm cũng phải tính toán chi li thì bạn mới cảm nhận được chân thật tình cảm là gì. Cho dù bạn chỉ có một con xe Phượng Hoàng, cũng có thể cho nó một thứ tình cảm chân quý. Bạn chở cô gái mình yêu đi qua một con phố sầm uất, người ta có thể nhìn bạn bằng con mắt ngưỡng mộ mà cũng có thể là khinh bỉ. Nhìn xe Benz, xe BMW lướt qua trên đường, mặc dù trên mặt đầy khinh thường, nhưng con mắt sẽ không kiềm chế được thoáng lướt qua cô gái trẻ ngồi ở ghế phụ đang ló đầu ra nhìn, ánh mắt đầy hâm mộ khát khao.

10 năm trước xem phim “Đại môn màu xanh”, Mạnh Tử Khắc và Trương Sĩ Hào đạp xe đạp của mình đuổi nhau, cảm giác tựa như chính mình cũng đang sống cùng họ trong những năm tháng đơn thuần như thế. Áo sơ mi hoa của người con trai bị gió thổi tốc, cô gái phía sau không phục chạy đuổi theo, “Tôi thắng rồi!Tôi thắng rồi! Tôi thắng rồi!”. Bây giờ Quế Luân Mỹ đã cắt tóc ngắn, Trần Bách Lâm cũng để râu, còn chính mình chỉ có thể đứng ở cánh cửa lớn màu xanh bồi hồi, nói với bản thân nó không phải cánh cửa của Lam béo rồi.

Quán mỳ ăn từ nhỏ đến lớn, bởi vì sửa đường mà phải dỡ, chuyển đến một nơi khác. Sống càng lâu trong một thành phố, bạn sẽ càng cảm nhận rõ được sự thay đổi của nó. Trong mắt nhiều người thành phố xinh đẹp hơn, thời trang hơn, nhưng trong mắt tôi, sự quy hoạch di dời ngược lại không hề làm tôi vui, vì nó đã phá hỏng hồi ức xa xưa của tôi. Mỗi ngày đối diện với sự thay đổi mới, dấu vết quá khứ dần dần trở nên mơ hồ rồi biến mất. Cuối cùng có một ngày, đứng ở trên con đường rộng thênh thang, ngước nhìn tòa nhà cao tầng san sát, hít thở bầu không khí vượt qua chỉ tiêu PM2.5, có lẽ cũng nghi ngờ bản thân thật sự từng sống ở thành phố này sao.

Khi tôi bước vào quán mỳ, nhìn thấy chiếc xe phượng hoàng đỗ trước cửa. Quán mỳ này tập trung người đến từ khắp mọi nơi, đỗ bên ngoài cánh cửa đã nhơm nhớp dầu mỡ, chiếc xe Phượng Hoàng tựa như đã bị thời đại ném ra đằng sau cũng chẳng có cảm giác gì nuối tiếc. Ăn món mỳ kéo thịt bò, cho thêm mấy cọng rau thơm, tôi nói lời từ biệt. Khi rời đi, tôi vẫn ngơ ngẩn nhìn chiếc xe Phượng Hoàng rỉ sét, lơ đễnh mấy giây rồi vẫy tay bắt một chiếc xe taxi và đi.

X. Các loại hình xe đạp Phượng Hoàng

Trong lịch sử các sản phẩm chính của xe đạp Phượng Hoàng là xe đạp loại nặng 28 inch và 26 inch. Để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, Phượng Hoàng đã nghiên cứu ra tổng cộng 7 loại như là xe nhẹ, xe điện, xe đua, xe thể thao, xe đặc biệt với hơn 500 chủng loại khác nhau. Ngoài ra thương hiệu “Phượng Hoàng” đã được đăng ký ở 90 quốc gia và khu vực. Hiện tại đã xuất khẩu hơn 1,4 triệu con xe, đứng đầu Trung Quốc trong ngành công nghiệp chế tạo và nhiều năm đứng đầu về lượng tiêu thụ xe. Đây là sự thật không cách nào thay đổi.

Cùng với xe đạp Vĩnh Cửu, xe đạp Phượng Hoàng hiện giờ đã có khoảng cách nhất định do với các nhãn hiệu hiện đại hóa khác, nhưng với tư cách là một thương hiệu cũ, “Phượng Hoàng” có thể tồn tại đến bây giờ đã là điều vô cùng tuyệt vời. Tôi tin rằng thương hiệu xe đạp Phượng Hoàng Trung Quốc sẽ mãi là một thương hiệu bất diệt trong lòng của tất cả người dân Trung Quốc.

Xe đạp Nghĩa Hải phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 130 năm. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như: xe đạp đua đường trường xe đạp cào cào, xe đạp mini, xe đạp địa hình, xe đạp thể thao, xe đạp trẻ em …