16 loại trục trặc thường gặp ở xe đạp 4

16 loại trục trặc thường gặp ở xe đạp

Sửa xe đạp địa hình là một môn kỹ thuật sống. Vì vậy trong mắt của nhiều người, mặc dù phiền toái nhưng khi xe đạp địa hình xuất hiện bất kì trục trặc nào thì lựa chọn đầu tiên vẫn là gửi vào tiệm sửa xe .Kết quả cho thấy, cái gọi là trục trặc chính là người thợ sửa xe đạp chỉ cần nhỏ một giọt dầu vào ốc vít là giải quyết ngay vấn đề .

Để tránh các tình huống như vậy, anh Tiến hôm nay sẽ liệt kê 16 loại trục trặc thường gặp ở xe đạp, giúp mọi người phán đoán tình hình của xe và biết bảo dưỡng xe đạp đúng cách

Trục trặc 1 : Khi xe đạp có tiếng kêu

Nguyên nhân trục trặc thường gặp ở xe đạp và lời khuyên : Do sự liên kết lỏng lẻo giữa ba bộ phận trục quay, trục chính và bàn đạp, hoặc ma sát sinh ra tiếng kêu. Ví dụ bu -lông ở trục quay lỏng lẻo, có thể vặn chặt bu lông vào, nếu trục quay vẫn kêu, tháo nó ra, tại vị trí trục chính bôi một lớp dầu mỡ ,sau đó lắp trục trở lại .

Trục trặc 2: Dây phanh cọ sát vào khung xe đạp địa hình nhập khẩu , tróc một phần sơn

Cách xử lý : có thể dán miếng silicone chống ma sát hoặc đai chống ma sát da tê giác, trên taobao có bán .

16 loại trục trặc thường gặp ở xe đạp 1

Luôn lau chùi và bảo vệ các bộ phận xe đạp

Tìm hiểu thêm :

Trục trặc 3 : Gỉ líp xe

Cách giải quyết : Khi tình trạng gỉ không nghiêm trọng, thường xuyên sử dụng dầu bôi trơn có thể ngăn gỉ sét nhiều thêm . Đồng thời trong quá trình đạp xe xích ma sát sẽ làm mất một phần gỉ sét .

Trục trặc 4:Bộ điều chỉnh tốc độ sau tiếp tục phát ra những âm thanh inh tai

Có thể bạn thích:  Xe đạp địa hình và xe đạp đua khác nhau ở điểm nào?

Nguyên nhân và cách xử lý :

Từng bị ngã xe đạp địa hình hoặc va chạm, dẫn đến đuôi móc biến dạng. Kiểm tra xem có bị lệch không, nếu bị lệch nghiêm trọng, nên thay cái khác .

Dẫn bánh lâu không được làm sạch, rất nhiều chất bẩn. Trước tiên dùng chất tẩy rửa để rửa , sau đó nhỏ chút dầu bôi trơn để bôi trơn, lau dầu thừa .

Góc ngoài của dẫn bánh bị bào mòn nghiêm trọng, từ góc tù mài thành góc nhọn, có khả năng sinh ra các âm thanh bất thường, trong trường hợp này nên thay dẫn bánh mới .

16 loại trục trặc thường gặp ở xe đạp 2

Bảo dưỡng , kiểm tra và thường xuyên tra dầu vào bộ phận chuyển động của xe đạp

Trục trặc 5: Xích có tiếng kêu bất thường

Nguyên nhân : Xích thiếu dầu, không đủ bôi trơn giữa các mắt xích .

Trục trặc 6 : Dùng tỉ lệ bánh răng nào đó,  đạp xe đạp địa hình xuất hiện hiện tưởng nảy răng

Nguyên nhân và cách xử lý : Nếu có bùn, cỏ dại, lá, cành cây và các vật lạ khác bị kẹt giữa líp xe, lấy chúng ra. Bởi vì nó sẽ gây chướng ngại cho sự liên kết giữa xích và líp. Nếu không có thì líp có khả năng đã bị bào mòn, thường phải thay cả xích và líp .

 

Trục trặc 7 :Khi phanh xe đạp địa hình chữ V không ăn, nhưng phanh xe bị mài mòn không nghiêm trọng .

Nguyên nhân :Do dây phanh bị lỏng hoặc do sự mài mòn nghiêm trọng các đường vân trên vành xe CNC mà thân xe sử dụng .

Cách xử lý : Xoay mũ ốc vít phanh ngược chiều kim đồng hồ (thường ở gần má phanh hoặc tay phanh, cuối dây phanh) để  má phanh lại gần vành xe. Dựa vào thói quen cá nhân để điều chỉnh độ linh hoạt .

Trục trặc 8 :Khi phanh xe đạp địa hình phát ra tiếng kêu

Nguyên nhân và cách xử lý :

Chất lượng má phanh hoặc  da má phanh cứng dễ gây ra tiếng kêu, nên thay má phanh có chất lượng tốt hơn hoặc loại má phanh mềm .

Da má phanh bị lệch do lắp đặt hoặc ngoại lực, bề mặt không đều thậm chí là tiếp xúc với lốp xe. Lúc này cần điểu chỉnh lại phanh xe đạp địa hình .

Các vụn nhôm bám vào má phanh ma sát với vành xe, có thể sử dụng giấy nhám hoặc cái dũa để đánh má phanh và loại bỏ vụn nhôm ra khỏi bề mặt.

Có thể bạn thích:  Học được 8 cách sau, bạn sẽ đạp xe nhanh hơn

Trục trặc 9 :Tháo các đinh nối trên bánh đĩa ,nó chuyển động theo

Nguyên nhân và cách xử lý:Sử dụng một chiếc tua-vít hoặc công cụ chuyên dụng cho đinh ốc trên bánh đĩa cố định tại khe lõm phía sau đinh ốc, sau đó tháo ra là được.

Trục trặc 10 : Bàn đạp rơi ra

Nguyên nhân và cách xử lý :Sau khi bàn đạp bị rơi ra, nên kiểm tra xem bu-lông nối trục quay và bàn đạp có nguyên vẹn không, nếu nguyên vẹn không hỏng thì lắp bàn đạp trở lại, vặn chặt bu-lông là được; (nhất định phải dùng công cụ để vặn bu-lông không dùng tay , lực vặn không đủ) . Nếu bu-lông bàn đạp đã bị hỏng ,không thể tiếp tục đạp xe, chỉ có thể thay trục quay bàn đạp mới .

16 loại trục trặc thường gặp ở xe đạp 3

Kiểm tra xe đạp thường xuyên và siết chặt các con ốc trên xe đạp

Trục trặc 11 : Trục quay rơi ra

Nguyên nhân và cách xử lý :Trục quay rơi ra là do bu-lông cố định trục quay bị lỏng, đạp xe hàng ngày sẽ khiến bu-lông cố định trục quay lỏng dần ra. Định kỳ kiểm tra, dùng tua-vít cố định .

Trục trặc 12 : Nứt lốp

Nguyên nhân : Những cung đường phức tạp của đạp xe đạp địa hình nhập khẩu đường dài hoặc đạp xe việt dã ,dễ dẫn đến nứt lốp xe, nếu không kịp thời vá sẽ dẫn đến nổ lốp .

Cách xử lý :Trước tiên phải quan sát vết nứt ở mặt chính hay mặt nghiêng của lốp, nếu là ở mặt nghiêng  phải ngay lập tức thay lốp mới; nếu ở mặt chính ,miệng vết nứt nhỏ hơn 0,5 cm, tạm thời có thể dùng miếng vá chuyên dụng để vá vết nứt (ví dụ loại sản phẩm như PARKTOOL ) .

Trục trặc 13 : Đinh đâm vào lốp xe

Cách xử lý :Khi đinh đâm vào lốp xe trước tiên phải lấy đinh ra để tránh lốp trong bị đâm nhiều lần. Nếu săm xe bị đâm ít có thể dùng công cụ vá chuyên dụng để vá, hoặc trực tiếp thay săm mới .

Trục trặc 14 :Sau khi vá săm xe, vừa lắp vào lại bị xẹp

Nguyên nhân : Miếng lót sai vị trí hoặc trong lốp còn sót lại dị vật .

Cách xử lý : Nếu lỗ trên lốp trong ở mặt trong, miếng lót có thể sai vị trí rồi dẫn đến săm bị nan hoa đâm rách; nếu ở mặt ngoài, thì trong lốp xe có thể có  dị vật vừa nhỏ vừa sắc. Dùng ngón tay cẩn thận sờ mặt ngoài lốp để tìm dị vật và lấy ra .

Có thể bạn thích:  Khám phá nhà máy sản xuất bộ truyền động xe đạp hàng đầu thế giới

 

Trục trặc 15 : Lốp thường xuyên bị đâm thủng

Nguyên nhân : Áp lực khí trong lốp xe quá thấp hoặc tốc độ đạp xe địa hình quá nhanh nên không có thời gian để ý mặt đường .

Cách xử lý :Chú ý áp lực tiêu chuẩn ghi trên lốp, đối với người đạp xe thông thường,áp lực khí cao nhất nên là 140 psi, thấp nhất 120 psi, trị số áp lực này do  quá trình kiểm tra thử nghiệm mà có, nếu vượt quá 140 psi sẽ tăng sức cản của lốp khi chạy, quá thấp dễ gây nổ lốp; ngoài ra trong tình trạng mặt đường quá xấu, nên giảm tốc độ đạp .

Trục trặc 16 :Miếng vá không dính được vào săm xe đạp địa hình nhập khẩu

Nguyên nhân : Đánh nhám săm chưa đủ, trên mặt còn nhiều tạp chất; giữa miếng vá và săm xe có khoảng trống; ít keo và khi keo chưa khô hoàn toàn đã dùng xe rồi .

Cách xử lý : Đánh nhám lốp sạch sẽ ,tìm chỗ vết rách đánh dấu lại, bôi nhiều keo và đảm bảo miếng vá dán đúng vị trí trung tâm của lỗ thủng, để cho keo khô mất khoảng 5 phút .

Đương nhiên , bạn cũng có thể chọn đơn giản ,miếng vá tốc độ nhanh không cần keo .

 

Xe đạp Nghĩa Hải phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 130 năm. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp cào cào, xe đạp mini, xe đạp địa hình nhập khẩu, xe đạp thể thao, xe đạp trẻ em