Chế độ bảo hành dành cho xe đạp địa hình
Chế độ bảo hành dành cho xe đạp địa hình
Bảng đối chiếu tên gọi các bộ phận xe đạp
Phụ kiện thường dùng của xe đạp
1.Khung xe 2.Yên xe 3. Phản quang sau 4. Cọc yên 5. Lốp xe
6.Nan hoa 7. Đĩa phanh 8. Chân chống 9.Líp tầng 10. Xích
11.Pê đan 12. Đùi đĩa 13. Đĩa xích 14. Tay lái 15. Bộ điều tốc
16.Cụm phanh 17. Dây điều tốc 18. Thụt trước
Phụ kiện thường dùng của xe đạp
Trong quá trình đạp xe đạp địa hình bởi vì ảnh hưởng của khí hậu và địa hình, một số bộ phận sau khi dùng một thời gian sẽ bị hao mòn và phải thay mới. Sau đây xin giới thiệu về một số linh kiện thường dùng của xe đạp
Săm xe và lốp xe là một trong những linh kiện thường phải thay nhất nên khi chọn để thay cần đặc biệt chú ý độ lớn nhỏ của vành xe (độ rộng), van khí. Đồng thời khi chọn săm lốp xe phải phù hợp với nhau, tránh tình trạng như lốp to săm bé dẫn đến khi lắp sẽ không nở hết của lốp, săm to lốp xe dẫn đến rất khó lắp.
Tìm hiểu thêm:
- NẾU BẠN MUỐN ĐI XE TỐT, 5 LOẠI KỸ NĂNG ĐI XE NÀY LÀ KHÔNG THỂ THIẾU
- KHI MUA MỘT CHIẾC XE ĐẠP LEO NÚI TRONG CỬA HÀNG XE, BẠN CẦN CHÚ Ý ĐẾN ĐIỀU GÌ
- HƯỚNG DẪN BẮT ĐẦU ĐI XE ĐẠP LEO NÚI
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN MỘT CHIẾC XE ĐẠP GẤP THÍCH HỢP CHO ĐI XE ĐƯỜNG DÀI
Nếu bạn thường xuyên phải đi Xe đạp địa hình Nhật Bản ở địa hình có nhiều dốc má phanh sẽ rất nhanh mòn. Khi má phanh đã quá mòn thì phải thay thế nga. Nghiêm cấm bát phanh ma sát với vành. Mỗi loại bát phanh lại có mỗi loại má phanh khác nhau, tìm kiếm má phanh tương ứng là cực kỳ quan trọng, các loại má phanh thường dùng là:
Lựa chọn kích cỡ xe đạp
Kích cỡ của khung xe bình thường thường lấy thông số ống đứng (ống giữa) làm chuẩn, là số liệu được đo từ tâm của trục đùi đĩa lên đến đỉnh của ống đứng, đơn vị là inch. Thường thì 2inch là 1size, trong khi đó xe đua là 2cm là 1 size.
Kích cỡ của khung xe đạp
Theo kích thước khung xe từ xe trẻ em 8inch đến size cực lớn là 24inch đều có. Khi đi mua xe đạp, cách đo sẽ là trực tiếp ngồi lên yên xe, chân trái hoặc chân phải sẽ dẫm lên pê-đan sát mặt đất nhất, nếu như chân dẫm lên pê đan sát mặt đất nhất mà chân vẫn có thể duỗi thẳng thì độ cao này là thích hợp nhất.
Nếu mũi chân chạm pê đan hoặc chân chạm pê đan quá cong thì độ cao xe này không thích hợp, rất dễ mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự an toàn khi đạp, thậm chí có thể bị thương khi điều khiển.
Trên cọc yên đều có vạch an toàn, khi điều chỉnh độ cao của cọc yên, hãy chú ý vạch an toàn không nên lắp vượt quá vạch an toàn, tránh nguy hiểm.
Bởi vì khung xe địa hình có rất nhiều kích cỡ, không thể tính toán chính xác kích cỡ phù hợp với mỗi người mua, vì vậy thông qua thực tế ngồi lên xe để chọn kích thước là chính xác nhất.
Bảng biểu size và chiều cao cơ thể đối chiếu dưới đây chủ yếu để người sử dụng tham khảo
Xe địa hình
Chiều cao (cm) | Kích thước lốp | Kích thước ống giữa |
90-115 | 12” | 8” |
100-125 | 16” | 10” |
110-135 | 20” | 11” |
130-150 | 24” | 12.5” |
145-160 | 26” | 14.5” |
155-170 | 26” | 16” |
170-180 | 26” | 18” |
180- | 26” | 20” |
Xe đua
Chiều cao (cm) | Kích thước lốp | Kích thước ống giữa |
145-160 | 700C | 46(XS) |
160-170 | 700C | 48(S) |
170-180 | 700C | 50(M) |
180-190 | 700C | 52(L) |
Kiểm tra trước khi sử dụng
- Tay lái đã chặt chưa? Độ cao phù hợp chưa?
- Tay phanh đã chặt chưa?
– Má phanh có tác dụng không
– Điều chỉnh cụm phanh đến ½-1/3 chưa? Điều chỉnh khoảng cách của vành và má phanh đến 2mm
4.Hướng dẫn lắp ráp xe đạp
- Lắp phốt tăng
Khi lắp ghi đông phối hợp dựa theo phốt tăng lọai có khía và loại không có khía, khi lắp phốt tăng loại không khía phải xiết ốc mặt trên cổ phốt trước (như hình 1) rồi sau đó xiết nốt 2 ốc phốt tăng như (hình 2)
- Lắp ghi đông
Khi lắp ghi đông vặn chặt đều tay ốc vít lục giác và cân đối góc độ chính xác của ghi đông (như hình 3), góc độ chính xác của ghi đông phải cân đối. Tay phanh, tay nắm cân đối ở góc 30-45 độ.
- Lắp lốp trước
Nan hoa của lốp bình thường chia thành các loại là NT và rút nhanh. Loại NT xiết loại 13#(hình 4), còn loại tháo nhanh rất tiện khi tháo lắp(hình 5).
Chú ý: Khi tay trục rút nhanh quay đến vị trí vặn chặt thì tay trục rút nhanh cần tiếp xúc với phộc trước.
- Lắp bộ phận kẹp
Khi lắp bóp chặt để đưa đầu dây phanh vào tay phanh (hình 6) rồi luồn dây phanh xuống cụm phanh dưới rồi dùng loại 5MM lục giác xiết chặt (hình 7), còn cụm phanh đĩa chỉ cần đẩy đĩa phanh vào cụm phanh rồi xiết chặt là được.
- Lắp cọc yên
Khi lắp cọc xe với sườn xe hầu như sẽ dùng cờ lê lục giác để vặn chặt, bây giờ phần lớn đều chuyển sang loại tháo lắp nhanh, chỉ cần dùng tháo hoặc xiết chặt là được. Khi lắp chú hạn chế vạch an toàn, nếu sau khi lắp để lộ ra vạch an toàn sẽ tồn tại vấn đề về an toàn, nên lựa chọn lại kích thước khung xe.
- Lắp pê đan
Sử dụng cờ lên lục giác ngoài 15mm, chú ý cờ lê không nên dày quá, nếu không rất dễ kẹt giữa trục pê đan và đùi đĩa(hình 10), chú ý ký hiệu WL và WR ở giữa tâm trục, WL và WR lần lượt biểu thị bên trái và bên phải, không được lắp ngược, nếu không sẽ làm hỏng gien pê đan.(hình 11)
- Lắp miếng phản quang
Khi lắp miếng phản quang chỉ cần dùng tua vít bốn cạnh, miếng phản quang trước là màu trắng(hình 12), miếng phản quang sau màu đỏ (hình 13).
- Bộ kẹp đuôi bằng nhôm
Khi xe được xuất khỏi xưởng sản xuất bao giờ dây phanh cũng sẽ để thừa ra một đoạn, sau khi lắp đặt xong nên dùng kìm cắt bỏ đoạn dây thừa này đi, rồi kẹp vào bộ kẹp dây phanh. Dây phanh bình thường độ dài để dư là 40-60mm, còn bộ kẹp phanh đĩa sẽ là 20-30mm là được, trong hộp thùng xe xuất xưởng có bộ kẹp.
5.Điều chỉnh hệ thống phanh
Hệ thống phanh xe là phòng tuyến an toàn cuối cùng của xe đạp, nếu như phanh xe có vấn đề có thể gây ra tai nạn, cho nên việc điều chỉnh phanh xe cho chính xác là vô cùng quan trọng. Trong khi điều chỉnh phanh xe, mặt tiếp xúc vị trí của má phanh và vành xe là phải chính xác (hình 1).Trong khi sử dụng má phanh không được ma sát lên lốp xe.Má phanh sau khi sử dụng một thời gian, nếu má phanh bị mòn đi thì phải đổi má phanh mới. Bộ phận vành xe cũng có rãnh vành an toàn, nếu quá trình ma sát lâu dài khiến rãnh vành xe bị mòn quá mức an toàn cũng phải thay ngay vành xe.
Khi lắp và điều chỉnh cụm phanh, do trái phải càng phanh co nhả không đều khiến càng trái càng phải cụm phanh không đều, lúc này phải điều chỉnh ốc ở cụm phanh(hình 2).
Sau khi lắp đặt phanh xong nên thử nghiệm phanh xe (hình 3), nếu khi bíp tay phanh má giữa tay phanh và tay nắm khoảng cách rất nhỏ chúng ta có thể điều chỉnh ốc trên tay phanh (hình 4). Sau khi đã điều chỉnh hệ thống phanh xong khoảng cách giữa má phanh với vành xe ở khoàng 2-3mm.
Khi người sử dụng có bàn tay hơi nhỏ một chút bóp phanh cảm giác khoảng cách quá lớn, có thể điều chỉnh khoảng cách nhỏ lại, điều chỉnh ốc có hai loại, 1 loại dùng tuốc vít 4 cạnh, 1 loại dùng lục lăng loại 3mm.
6.Điều chỉnh hệ thống biến tốc: Linh hồn của xe có biến tốc là hệ thống gồm những bộ phận tay líp, điều tốc trước sau, líp xe, cho nên việc sử dụng và bảo trì hợp lý là cực kỳ quan trọng. Tay líp điều tốc chia làm các loại: loại líp phân thể, loại 1 thể, xe đua tay líp gạt, tay líp vặn…
Những điều cần biết về điều chỉnh bộ biến tốc
- Khoảng cách bộ đề trước với đĩa là 1-3mm, phải song song với nhau
- Trong khi điều khiển xe sử dụng bộ đề líp để điều tốc, chúng ta đạp nhẹ nhàng, khiến xích và đĩa xích kết hợp với nhau, nếu tiếp xúc không tốt hoặc có tạp âm, có thể điều chỉnh tay líp, không được giẫm mạnh pê đan.
- Không được dùng sức vặn quá mạnh tay líp, nhất là lúc dừng xe
- Khi thay đổi tốc độ không được đạp ngược, tránh bộ đề hỏng hóc hoặc tuột xích.
- Khi xích xe tại vị trí đĩa xích nhỏ nhất của cả trước và sau, xích xe có khả năng chạm điểm trèo cửa đĩa xích trước nên phát ra tiếng động, muốn giảm tiếng động chúng tôi hướng dẫn khách hàng tăng số lên đĩa xích lớn hơn. Khi chúng ta điều chỉnh bộ điều tốc chúng ta nên đặt xe lên giá hoặc nơi nào có thể cố định xe lại, kéo nhẹ dây đề, khẳng định dây đề hoạt động bình thường, quá trình điều chỉnh nếu phát hiện xích không xuống hết được đĩa xích cuối cùng hoặc đến đĩa xích cuối cùng thì tuột xích chúng ta phải điều chỉnh bộ đề trước (bộ đề sau) “L” điều chỉnh ốc tại bộ đề là được, nếu phát hiện xích không lên hết được đĩa xích cao nhất hoặc đến đĩa xích cao nhất thì tuột xích chúng ta phải điều chỉnh bộ đề trước (bộ đề sau) “H” điều chỉnh ốc tại bộ đề (như hình 1/hình 2). Khi điều chỉnh đề trước (đề sau) phát hiện xích nhảy đĩa xích, chúng ta điều chỉnh tay đề trước (tay đề sau) (như hình 3/hình 4).
Các điều chú ý sử dụng xe đạp an toàn
Xe đạp có các chức năng khác nhau, nhưng bất luận đạp loại xe nào để an toàn nên chú ý các điểm sau:
- Kiểm tra cơ bản xe, chú ý phanh xe, bơm hơi, kiểm tra xem các linh kiện nhỏ đã cố định và có tiếng động lạ không?
- Để đảm bảo an toàn nhớ đội mũ bảo hiểm
- Đừng nên mặc quần quá dài hoặc quá thụng, tránh bị cuốn vào trong bộ phận truyền động của xe
- Nếu như đi xe vào buổi tối, xe của bạn cần đèn chuyên dụng cho xe đạp
- Điều chỉnh độ cao yên xe và ghi đông thích hợp (cách đo và điều chỉnh tham khảo Bảng lựa chọn kích thước xe đạp), sử dụng lục lăng hoặc loại có sẵn tay tháp lắp trên xe để điều chỉnh, sau khi điều chỉnh không được làm ảnh hưởng đến sự điều khiển xe đạp, và độ cao sau khi điều chỉnh không được vượt qua vạch an toàn.
- Kiểm tra độ căng trùng của dây xích: dùng tay kéo chỉnh dây xích, khoảng cách trên dưới là 1-2cm, nếu như vượt quá là phải tăng hoặc giảm xích, tăng giảm sao cho độ căng trùng đạt yêu cầu
- Vạch an toàn của cọc yên và ghi đông của xe đạp được thiết kế ra chủ yếu cho người sử dụng được an toàn, vị trí của vạch an toàn đều được đặt tại vị trí phù hợp của cọc yên và ghi đông.
- Thiết kế tay tháo lắp tại khung xe mục đích chủ yếu là tiện lợi cho người sử dụng khi tháo lắp, tại hai đầu của tay nắm tháo lắp sẽ in chữ “OPEN”
Chú ý: Khi tay tháo lắp đến vị trí khóa chặt cơ cấu sẽ bám chặt vào càng trước và càng càng sau, sẽ khóa chặt được lốp sau và trước, tay tháo lắp của cọc yên cũng bắt buộc phải được khóa chặt.
Khi điều khiển
- Khi điều khiển xe ra ngoài nên chú ý luật lệ giao thông, tránh điều đáng tiếc xảy ra
- Khi điều khiển phải đề cao cảnh giác, chú ý xe, người trên đường, địa hình và khí hậu
- Khi điều khiển nếu có bộ phận linh kiện nào có hiện tượng lạ ảnh hưởng đến an toàn phải lập tức dừng điều khiển
Sau khi sử dụng
- Tiến hành kiểm tra bảo dưỡng
- Không nên tự động thay thế linh phụ kiện, tránh điều đáng tiếc xảy ra
- Khi điều khiển nếu phát sinh vấn đề hỏng hóc lập tức đem đi và sửa chữa
Những điểm chính và an toàn điều khiển xe
- Tư thế ngồi đạp chính xác: hình thành dựa trên 3 nguyên tắc: vận động học xe đạp tổng hợp, sinh lý vận động và điều khiển xe an toàn
- Cách ngồi lên yên : giống như tư thế cưỡi ngựa, phân tán thể trọng lên ghi đông và bàn đạp, không nên đặt toàn bộ trọng lượng cơ thể lên yên xe, để tránh phần hông sẽ bị đau
- Cách đạp xe:1/3 chân có đi giày để tại vị trí ngoài, vị trí đặt tại trung tâm pê đan là thích hợp nhất, duy trì vận tốc đều không sẽ nhanh mệt
- Đặc điểm chính của bộ điều tốc là giảm tốc mà không phải tăng tốc nên yêu cầu bàn đạp đạp về tốc nhất định, tránh mệt mỏi do lực không đều
- Nguyên tắc của phanh gấp là phanh sau rồi đến phanh trước, nhưng trong lúc khẩn cấp đều sẽ phanh cả hai phanh cùng 1 lúc, nếu như khoảng cách phanh dừng hợp lý thì phanh an toàn. Nếu giảm tốc quá nhanh, người sẽ đổ về trước. Để tránh nguy hiểm cách tốt nhất là phanh ngắt đoạn phanh nhiều lần, đồng thời trọng tâm hông hướng ra sau. Lưu ý khi điều khiển tốc độ đặc biệt khi xuống dốc phải chuyển hướng, trước khi chuyển hướng nhất định phải khống chế phanh và giảm tốc.
- Khi lên dốc cần chú ý
- Biến tốc: Tăng hết líp của bộ đề sau và giảm hết líp của bộ đề trước sao cho người sử dụng cảm thấy có tốc độ thích hợp nhất, nguyên tắc đạp nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo tốc độ
- Vận dụng sức lực cơ thể: nắm phần dưới của tay lái, lưng lùi về sau một chút, tay nắm chặt tay lái kéo mạnh về trước, bàn chân đạp về đằng trước, như thế vận dụng hết được cơ bắp nửa thân, giảm thiểu sự vất vả khi lên dốc, đừng để phần mông rời khỏi yên, như vậy đạp sẽ rất dễ mệt.
- Bọc chân: Người thường xuyên đạp xe nên sử dụng loại cố định bọc chân trên pe dan vì sự an toàn tuyệt đối không bị tuột chân khỏi pê đan khi điều khiển
- Xuống dốc : Khi đi xe chúng ta thường xuyên đi qua những con đường có dốc. Muốn an toàn xuống dốc bạn cần phải tùy theo tình huống bóp phanh để giảm dần tốc độ tốc độ, tránh tăng tốc quá nhanh. Đồng thời, hai bàn đạp ở vị trí cân bằng, phần mông hơi nâng lên, thể trọng dồn về phía sau, hai đùi kẹp yên phòng khi đi ở đoạn đường không bằng phẳng sẽ không cân bằng, bàn chân cố định trên pê đan sẽ không ảnh hưởng đến sự ổn định của xe.
- Xuống dốc chuyển hướng : Đổ dốc chuyển hướng là một cách hưởng thụ nhất khi điều khiển xe đạp, cũng là phút giây nguy hiểm nhất. Vì rất có cảm giác về tốc độ. Nhưng quan trọng là phải khống chế tốc độ, nên khi điều khiển xe đổ dốc chuyển hướng phải hình thành thói quen phanh sau trước rồi mới phanh nhẹ phanh trước, giảm tốc để chuyển hướng hình thành thói quen phanh sau trước rồi mới phanh nhẹ phanh trước, giảm tốc để chuyển hướng.
- Gặp đường đá rất khó để điều khiển xe, chủ lực bị cản, đạp càng mất nhiều sức. Nên điều chỉnh đến líp nhẹ nhất, đạp nhẹ rồi sẽ rất dễ cân bằng, nhè nhẹ nắm tay lái điều khiển bình thường nhẹ nhàng. Đồng thời lốp xe là lốp địa hình cho nên cũng không nhất thiết đi trên mặt đường bằng phẳng quá.
- Đối với đoạn đường lầy thường dễ trơn ngã nên chỉ có thể giảm tốc độ đạp chậm lại, sang số nhỏ. Bánh xe dính bùn đất sẽ làm giảm mặt tiếp xúc của lốp với mặt đường gây ra lốp quay không. Cách đề phòng cố gắng ngồi ra sau để tăng trọng lượng cho lốp sau, tăng sự tiếp xúc giữa lốp sau và mặt đất. Đồng thời nên tránh phanh gấp. Nếu như xuống dốc dắt xe là an toàn nhất.
- Khi trời mưa, để tránh áo mưa bay lung tung bị cuốn vào lốp xe hoặc bị động cơ xe móc vào phải chú ý các phương tiện đi lại và lưu ý tốc độ đi xe. Khi phanh đừng bóp mạnh quá, nên chia làm vài phần phanh và từ từ giảm tốc. Do trời mưa hệ thống phanh xe bị giảm hiệu quả, nên chú ý khoảng cách để bóp phanh sớm hơn.
- Khi đi đường buổi đêm cảm giác tốc độ sẽ bị rối loạn, sẽ cảm giác đạp chậm hơn ban ngày, cho nên cần chú ý khoảng cách an toàn. Nên chuẩn bị thêm một hai cái bóng đèn của đèn đinamo để dự phòng. Chú ý các tình huống xấu trên đường để tránh không nhìn thấy. Không thể thiếu thiết bị phản quang để các phương tiệc khác cảm nhận được sự tồn tại của mình.
- Mùa hè đi xe thường bị mệt hãy uống nước chanh, phải kịp thời bổ sung muối cho cơ thể vừa có thể giải khát vừa có thể nâng cao tinh thần. Nên nghỉ ngơi thích hợp rồi hãy lên đường tiếp, tránh bị cháy nắng.
- Mùa đông trời lạnh ngày ngắn nên đi ngắn hơn mùa hạ, nên kết thúc chuyến đi trước hoàng hôn. Sau 15 phút vận động có thể làm nóng người nên không cần mặc áo dày, mặc áo len hoặc áo gió là được. Ngoài ra phần tai, ngón tay, ngón chân nên chú ý giữ ấm.
- Kiểm tra an toàn trước khi đi là cực kỳ cần thiết. Nâng xe lên khoảng 15 cm, sau đó bỏ tay nghe xem xe có tiếng gì bất thường không, nếu như trong hành trình có âm thanh lạ phát ra hoặc là tay chân có cảm giác lạ phải dừng xe kiểm tra
- Khi đạp xe theo nhóm người kinh nghiệm ít thể lực kém nên đi trước nhóm, giữ khoảng cách nhất định giữa các xe khoảng 4-5m đối với đường phẩng, 10-15m với đường dốc, đừng để bánh xe trước tiếp xúc với bánh sau của người khác. Khi phải phanh xe gấp nên nói to thông báo với người đi sau, để phòng va chạm xe.
- Bảo dưỡng xe đạp
Bình thường xe đạp sử dụng sau một thời gian do một vài nguyên nhân các linh kiện sẽ lỏng lẻo, bị mòn thậm chí là hỏng, cho nên bình thường bạn nên bảo dưỡng xe định kỳ, vừa có thể tránh linh kiện bị lỏng lẻo hoặc bị hỏng gây ra tai nạn vừa có thể kéo dài tuổi thọ của xe đạp.
- Các bộ phân bôi trơn như moay ơ, trục giữa, head sets phải tra dầu định kỳ, bình thường sẽ dùng dầu bò (tên thường dùng là dầu vàng), đối với những linh kiện nhỏ hơn khi tra dầu nên dùng dầu bôi trơn thể lỏng như dầu cho dụng cụ chạy khí nén, còn với dây xích thì nên dùng dầu chuyên dụng cho xích
- Kiểm tra định kỳ phanh xe, săm lốp, ghi đông và thiết bị chiếu sáng
- Định kỳ xoay chặt ghi đông, săm lốp, yên sau và bánh xe
- Định kỳ điều chỉnh ốc vít điều khiển xe đạp
- Đối với linh kiện bị hư hỏng nên kịp thời thay mới
Hạng mục phải kiểm tra | 60 ngày | 180 ngày | 360 ngày | 540 ngày | 720 ngày |
1. Bộ phận ghi đông, linh kiện có lỏng lẻo hay không | N | JR | JR | JR | JR |
2. Nan hoa trước và sau và vòng bi có lỏng lẻo hay hư hỏng không | N | JR | JR | JR | JR |
3. Trục giữa lỏng lẻo hay hư hỏng không | N | JR | JR | JR | JR |
4. Bơm hơi đã đủ cân chưa? Lốp xe có mòn quá không | J | J | G | J | G |
5. Má phanh có mòn quá không | J | J | G | J | G |
6. Hệ thống phanh có hư hỏng gì không | J | J | J | J | J |
7. Bộ điều tốc có còn linh hoạt không | J | JT | J | JT | J |
8. Càng trước xe có hư hỏng hay biến dạng không | J | J | J | J | J |
9. Đĩa xích, đùi đĩa có biến dạng không | J | J | J | J | J |
10. Pê đan có chặt và hỏng không | J | JR | J | JR | J |
11. Khung sau có lỏng hay biến dạng không | J | J | J | J | J |
12. Chắn bùn có biến dạng không | J | J | J | J | J |
13. Dây thép có đứt hay bị gập không | J | J | J | J | J |
14. Miếng phản quang có lỏng không | J | J | J | J | J |
15. Chuông xe kêu không | J | J | J | J | J |
16. Đèn còn chiếu sáng không | J | J | J | J | J |
17. Vành xe có đảo không | J | T | J | T | J |
18. Xích xe có quá căng hay quá lỏng không | J | T | J | T | J |
19. Khoảng cách tay phanh khi bóp đã hợp lý chưa | T | T | T | T | T |
20. Độ cao của ghi đông, yên xe đã hợp lý chưa | T | T | T | T | T |
J: kiểm tra, T: điều chỉnh, G : thay thế, R: bôi trơn, N: xiết chặt
- Thời gian và phạm vi bảo hành
Để chịu trách nhiệm tốt hơn về chất lượng sản phẩm các loại xe đạp do công ty sản xuất theo tình hình sử dụng bình thường, kể tử ngày mua xe trong thời gian quy định nếu phát hiện sản phẩm có sai sót hoặc lỗi liên quan đến chất lượng xe, theo luật xe đạp được bảo hành và sửa chữa miễn phí.
- Luật này được áp dụng đối với những sản phẩm đạt tiêu chuẩn có chứng nhận đạt tiêu chuẩn do công ty sản xuất
- Kỳ hạn và phạm vi bảo hành như sau
- Khung xe, phuộc trước, ghi đông, vành xe nếu phát hiện ra bị hàn mối bị nứt vỡ, trong vòng 3 năm miễn phí đổi trả, trong vòng 3-5 năm thu phí 50% so với giá xuất xưởng với thay mới, còn chi phí sửa chữa do người mua tự chịu.
- Các linh kiện mạ điện như ghi đông, vành xe, cái tay quay, bánh xích… nếu phát hiện bị phồng hoặ vết nửa, trong vòng nửa năm đổi trả miễn phí, còn vòng phuộc nhún trước, nan hoa thì trong 3 tháng miễn phí đổi trả
- Khung xe, phộc nhún trước nếu bị tróc sơn thì nửa năm đổi trả miễn phí
- Trục trước, trục sau, trục giữa và phuộc trước nếu phát hiện bị rơi, nứt vỡ thì đổi trả miễn phí trong 3 tháng, nhưng má phanh, tay phanh,dây cáp đề , dây phanh, da bọc yên không nằm trong phạm vi bảo hành nên khi mua xe bạn nhớ kiểm tra chất lượng.
Xe đạp Nghĩa Hải là nhà phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 130 năm. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp trẻ em, xe đạp cào cào, xe đạp mini, xe đạp địa hình, xe đạp gấp, xe đạp thể thao,…