Hành trình đạp xe qua 6 quốc gia

Hành trình 30 ngày đạp xe xuyên qua 4 quốc gia của cậu bé 10 tuổi

1 đánh giá

Về cuộc hành trình xuyên 4 quốc gia của cậu bé 10 tuổi

Mồ hôi nhễ nhại, gương mặt sạm đen vì những ngày đội nắng đạp xe, nhưng cậu bé Quang Anh, 10 tuổi, cảm thấy “đã” vì chinh phục được cung đường dài 2.800km. Hành trình đạp xe một tháng của em đi qua 4 thủ đô của 4 nước Đông Nam Á: Hà Nội, Viêng Chăn (Lào), Bangkok (Thái Lan), Phnôm Pênh (Campuchia).

Hành trình đạp xe qua 6 quốc gia
Nông Quang Anh, 10 tuổi, đến từ Lạng Sơn trên hành trình đạp xe đi qua Campuchia, cuối tháng 6_2023. Ảnh_ Nhân vật cung cấp

Là một cậu bé nhanh nhẹn và ưa thích vận động, đây không phải lần đầu tiên Quang Anh đi xa, ngay từ khi mới 8 tuổi, em đã cùng bố thực hiện những chuyến đạp xe vài chục km đến cả trăm km và đi xuyên Việt vào năm 2022. Tất cả để chuẩn bị cho mục tiêu lớn lao trong năm nay. “Chuyến đi là cơ hội giúp Quang Anh dám đối diện với khó khăn, không bỏ cuộc trước thử thách”, anh Quang Duy, 39 tuổi, bố cậu bé chia sẻ. “Tôi được một người bạn gợi ý hành trình đạp xe này. Sau khi tìm hiểu cung đường, xét thấy 3 nước: Lào, Campuchia, Thái Lan là 3 nước lân cận và phù hợp với lộ trình mong muốn. Tôi trao đổi với Quang Anh, con hào hứng hưởng ứng. Thế là hai bố con lên đường”, anh Quang Duy nói. Ý tưởng của chuyến đi này bắt nguồn từ gợi ý của một người bạn trong chuyến đạp xe xuyên Việt của hai bố con từ Lạng Sơn đến Cà Mau năm 2022. Sau khi tìm hiểu cung đường, thấy lộ trình đi qua ba nước Lào, Campuchia, Thái Lan phù hợp, anh Duy bàn bạc với con trai. Thấy Quang Anh hào hứng, anh quyết định cùng con chinh phục chặng đường mới.

Để chuẩn bị, ngoài việc mua xe mới hai bố con bắt đầu quá trình rèn thể lực bằng cách đạp xe mỗi ngày vòng quanh thành phố Lạng Sơn. Họ cùng nhau tìm hiểu phong tục tập quán mỗi nơi đi qua, học thêm tiếng Anh, tiếng Lào, tiếng Thái với mong muốn có thể giao tiếp cơ bản với người bản xứ. Kế hoạch chi tiết được chuẩn bị trong gần một năm.

Ngày đầu tiên của tháng 6, hai bố con khởi hành. Họ xuất phát từ Lạng Sơn xuống Hà Nội rồi dọc theo hướng quốc lộ 1A đến cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh sang Lào. Mất 6 ngày, bố con Quang Anh mới đặt chân đến Lào và cũng từng đó thời gian để đến được thủ đô Viêng Chăn. Ngày 13/6, hai bố con đạp đến Thái Lan và đến Campuchia vào ngày 23/6, kết thúc hành trình đạp xe tại TP HCM ngày 30/6.

Suốt đường đi, người bố theo sát con trai, nhắc cậu bé tập trung quan sát và tuân theo chỉ dẫn vì đường đông xe. Mỗi khi con có dấu hiệu mệt, anh Duy ra tín hiệu dừng lại nghỉ ngơi rồi động viên “Dù chậm nhưng cứ tiến lên, chắc chắn sẽ đến đích”. Anh Duy muốn rèn luyện cho con trai tính kiên trì nên dù có những đoạn đường khó, phải gồng mình đạp, nhưng cậu bé chưa khi nào muốn dừng lại.

Người bố cũng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, kiểm soát tốc độ di chuyển từng đoạn địa hình, thời tiết. Suốt hành trình đạp xe, cả hai đạp khoảng 100 km mỗi ngày, ngoại trừ những khu vực đồng bằng có thể lên 120-130 km. Đoạn nào phù hợp sẽ dừng nghỉ. Buổi trưa và buổi tối là thời gian nghỉ ngơi hồi phục sức lực. “Suốt chuyến đi, tôi nghiên cứu kỹ cung đường, địa hình để lên kế hoạch về tốc độ, thời gian nghỉ ngơi hợp lý, mục đích là giữ được thể trạng tốt nhất, hoàn thành mục tiêu đề ra”. Anh Duy khẳng định, là một người cha, hơn ai hết anh hiểu cần đảm bảo an toàn và sức khỏe cho con trai mình.

Quang Anh là một đứa trẻ sinh ra ở thành phố, những chuyến đi bằng xe đạp giúp cậu gần gũi hơn với thiên nhiên, hiểu thêm lịch sử mỗi vùng đất đi qua. Ngoài việc được thăm quan những địa danh nổi tiếng như Đại lộ Lanexang, thư viện Viêng Chăn, Chùa Wat Hosantinimit, Khải hoàn môn Patuxai (Lào); Cung điện Hoàng gia, Quảng trường Sanam Luang, Cầu Somdet Phra Pinklao, phố đi bộ Khao San (Thái Lan); Cầu Neak Loeung, Vương cung, Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (Campuchia), cậu còn được tiếp xúc với văn hóa, phong tục tập quán mới, được thưởng thức món ăn ở các vùng đất khác nhau-những thứ trước đây chỉ học qua sách vở.

Ngày 1/6: Bắt đầu cuộc hành trình khám phá 4 quốc gia

Sáng 1/6/2023, hai bố con xuất phát từ Lạng Sơn, xuống Hà Nội và di chuyển dọc theo hướng quốc lộ 1A đến cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh). Cung đường tiếp theo họ chọn là Lào – Thái Lan – Campuchia – TP.HCM. Được biết ở chặng đường này, trung bình mỗi ngày 2 bố con đạp khoảng 100km, ở khu vực đồng bằng tăng dần lên 120 – 130km.

Có thể bạn thích:  30 lợi ích tuyệt vời từ đạp xe ( phần 7 )

Ngày 6/6: Chính thức đặt chân đến Lào Cai

Hai bố con tại Lào
Hai bố con Quang Anh chụp ảnh tại Khải hoàn môn Patuxai, Lào

Ngày 6/6, hai bố con Quang Anh chính thức đặt chân lên đất Lào và mất 6 ngày để đến được thủ đô Viêng Chăn. Theo anh Duy, khó khăn lớn nhất khi đến Lào là tìm chỗ ăn ở những vùng nông thôn. Các cụm dân cư khu vực này khá xa nhau và đặc biệt, không phải chỗ nào cũng bán đồ ăn.

Tại Lào, cậu bé 10 tuổi được khám phá nhiều địa danh nổi tiếng như: Đại lộ Lanexang, thư viện Viêng Chăn, Chùa Wat Hosantinimit, Khải hoàn môn Patuxai… Cậu bé 10 tuổi kể em nhận ra ở Lào ít khi nghe thấy tiếng còi xe, người dân sống bình lặng, còn ở Thái Lan cuộc sống sôi động hơn với những ánh đèn rực rỡ mọi con phố. Hai bố con thích ngồi nghỉ ở những quán nước ven đường, nói chuyện với người bản xứ với vốn từ vựng có được.

Ngày 13/6: Cuộc hành trình đến Thái Lan

Hai bố con
Hai bố con anh Quang Duy và Quang Anh trên hành trình đạp xe qua Thái Lan, cuối tháng 6_2023. Ảnh_ Nhân vật cung cấp

Tạm biệt nước Lào vào ngày 13/6, hai bố con tiếp tục đạp xe đến Thái Lan. Có những đoạn đường khó đi, cậu bé 10 tuổi gồng mình đạp, hai đầu gối mỏi nhừ, phải dừng lại để nghỉ ngơi lấy sức. Dù vậy, bỏ cuộc là khái niệm không nằm trong suy nghĩ của họ.

Suốt chặng đường, ông bố 39 tuổi nhắc con tập trung, giữ tỉnh táo, quan sát mọi thứ để học hỏi, mở rộng vốn sống và bỏ túi những kinh nghiệm thực tế quý giá. Đi nước ngoài, Quang Anh học được rằng “Công cụ Google dịch sẽ không bao giờ hoàn hảo bằng kiến thức có sẵn của bản thân. Sự hiểu biết qua quá trình tích lũy, học hỏi hàng ngày thật sự quan trọng”. Từ những cuộc trò chuyện, Quang Anh nhận ra công cụ hỗ trợ dịch không thể bằng kiến thức có sẵn của bản thân. Bởi vậy, mong muốn của em là năm học tới học giỏi ngoại ngữ để có thêm vốn kiến thức và hành trang cho những chặng đường mới.

Đồng hành cùng con, anh Duy nhận ra sự trưởng thành và nghị lực vươn lên của Quang Anh sau mỗi hành trình. Ở chuyến đi này, cậu bé đã biết quan sát mọi thứ xung quanh để thông báo cho bố thay vì chỉ chăm chú đạp xe như trước. Mỗi lần đến nhà nghỉ ven đường, cậu thường đến quầy lễ tân chào hỏi và giúp bố lấy thẻ phòng. Cậu bé cũng dũng cảm ngồi chờ bố một mình dọc đường đi, vì lỡ quên chiếc khăn trùm mặt tại một quán nước cách vài km. “Chuyến xuyên Việt năm ngoái, con bị thủng lốp xe nhiều lần vì chưa có kinh nghiệm thì năm nay đã biết cách di chuyển hợp lý nên cả chặng đường hai bố con chỉ thủng lốp đúng một lần”, anh Duy nói.

Ngày 23/6: Cuộc hành trình khám phá Campuchia

Ngày 23/6, hai bố con bắt đầu hành trình đạp xe đến Campuchia. Họ đi theo hướng từ cửa khẩu Poi-pet tới thủ đô Phnompenh. Một tuần ở Campuchia giúp Quang Anh có những trải nghiệm ấn tượng vào kỳ nghỉ hè.

Quang Anh hoàn thành cung đường 2.800km trong vòng 30 ngày, kết thúc hành trình đạp xe tại TP.HCM, đúng như dự kiến. Ông bố Lạng Sơn bộc bạch, nếu đi ô tô đến một điểm, con không học được nhiều thứ. Còn nếu con tự đạp xe, con có thể quan sát rõ mọi thứ, tận hưởng cảm giác chiến thắng khi vượt qua được con dốc cao và chinh phục những thử thách khó. “Nếu như năm ngoái, con bị thủng lốp xe rất nhiều lần thì năm nay, con đã chú ý hơn, biết cách di chuyển và có sự tính toán riêng nên cả chặng đường chúng tôi chỉ thủng lốp xe 1 lần”, bố Quang Anh nói và bày tỏ sự tự hào về cậu con trai của mình.

Về phần Quang Anh, cậu bé 10 tuổi cho biết học được nhiều điều bổ ích từ chuyến đạp xe xuyên quốc gia cùng bố. “Em được tiếp xúc với các nét văn hóa, phòng tục tập quán mới, được thưởng thức các món ăn đến từ các vùng đất khác nhau. Hơn nữa, em cũng được tận mắt chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc mà trước đây chỉ thấy trên ti vi, sách báo”, em kể và cho biết, khó khăn lớn nhất em gặp phải là vấn đề giao tiếp. Năm học tới, Quang Anh đặt mục tiêu trau dồi ngoại ngữ để tiếp tục khám phá những chặng đường mới trong tương lai.

Ngày 3/7: Hành trình về với Lạng Sơn

Ngày 3/7, hai bố con lên tàu, di chuyển từ TP.HCM về Lạng Sơn. Theo dõi hành trình đạp xe của hai bố con anh Duy, nhiều người cho rằng, anh quá liều lĩnh khi đưa con đi trải nghiệm đạp xe xuyên quốc gia. Nhưng ông bố Lạng Sơn cho biết bản thân đã lên kế hoạch chi tiết suốt một năm và có sự chuẩn bị kỹ càng. Trong suốt chuyến đi, anh nghiên cứu kỹ địa hình, cung đường, sắp xếp kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý, kiểm soát tốc độ để hai bố con giữ được thể trạng tốt và hoàn thành mục tiêu.

Nói về việc gắn bó với chiếc xe đạp của Quang Anh, anh Duy kể bốn năm trước đã mua cho con trai chiếc xe đạp địa hình với mong muốn cùng tập luyện thể thao. Thời điểm đó dịch Covid-19 bùng phát ở Lạng Sơn, xe đạp là phương tiện hữu hiệu nhất khi không phải tiếp xúc với nhiều người. Hơn nữa người bố cũng muốn mang đến cho con nhiều trải nghiệm bên cạnh việc học tập.

Xe đạp địa hình là gì? Xe đạp địa hình, thường được viết tắt là MTB (Mountain Bike), là loại xe đạp được thiết kế đặc biệt để chạy trên các địa hình khắc nghiệt và phức tạp như đồi núi, đường mòn, địa hình gồ ghề, hoặc những địa điểm tự nhiên khác. Điểm mạnh của xe đạp địa hình là khả năng vượt qua các địa hình khó khăn và thích ứng với nhiều loại địa hình khác nhau, giúp người lái có thể khám phá các vùng đất hoang sơ và tham gia vào các hoạt động thể thao như đua xe đạp núi, đi bộ đường dài, leo núi, và khám phá thiên nhiên.

Xe đạp
Xe đạp địa hình Maruishi cao cấp tại Nghĩa Hải

Quang Anh dần yêu thích cảm giác đạp xe. Năm 2020, khi mới 7 tuổi sáng nào cậu bé cũng dậy sớm du ngoạn xung quanh thành phố trên chiếc xe đạp. Sau một tháng, cậu được bố nói về kế hoạch dài hơi hơn là đạp xe lên cửa khẩu Hữu Nghị. Chặng đường từ nhà lên cửa khẩu dài 25 km. Chuyến đi này, anh Duy đề ra nguyên tắc khi mệt sẽ dừng nghỉ, cố gắng hoàn thành mục tiêu đề ra. Mùa hè năm sau, hai bố con tiếp tục chinh phục chặng thành phố Lạng Sơn – Mũi Chùa (Quảng Ninh) dài 100 km và thành phố Lạng Sơn – đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) với 15 km đường đèo dốc cao.

Có thể bạn thích:  Lái xe trong khoảng thời gian dài bị đau gáy nên làm như thế nào?

Khi leo đỉnh Mẫu Sơn, việc phân phối sức cho cả hành trình đạp xe được anh Duy hướng dẫn kỹ càng cho Quang Anh. Bắt đầu đến những km cuối cùng do cơ thể đuối sức, đường đi khó và nắng gắt nên thời gian nghỉ nhiều hơn để duy trì thể lực. “Vì leo dốc nên cứ 500m tôi lại cho con nghỉ một lần”, người bố kể. Dù chặng đường gần như vắt kiệt sức, nhưng khi tới đỉnh, cậu bé 8 tuổi tự đánh giá, “thấy như đang ở trên mây”.

Từ thành công này, Quang Anh muốn được tiếp tục chinh phục những cung đường mới. Năm 2022, cả hai bắt đầu đạp xe xuyên Việt từ Lạng Sơn tới mũi Cà Mau trong 27 ngàynăm 2023 là chuyến du ngoạn qua các nước Đông Nam Á. Dù con trai còn nhỏ nhưng anh Duy cho rằng, những chuyến đi đã giúp Quang Anh hiểu hơn nguyên tắc sống. “Khi đối diện với những khó khăn và thử thách, con sẽ có động lực để vượt qua. Ít nhất, con đã tự đạp xe hàng nghìn km mà không bỏ cuộc”, ông bố chia sẻ.

Những chuyến đi không chỉ khiến con trai thay đổi, anh Duy cũng nhận ra những chuyển biến từ bản thân mình. Ở những chuyến đi trước, vì chưa sắp xếp được công việc nên anh thường tranh thủ lúc nghỉ chân để giải quyết. Nhưng ở chuyến đi năm nay, ông bố gác lại mọi thứ để đồng hành cùng con. Mỗi khi nghỉ chân, họ thường thách đố nhau những kiến thức lượm lặt trên đường, khiến tình cảm hai bố con ngày càng khăng khít. “Trước đây bố hay cau mày mỗi khi căng thẳng nhưng năm nay bố đã cười nhiều hơn”, Quang Anh nói.

Với Duy, điều anh tự hào nhất sau mỗi chuyến đi là con trai đã vượt qua giới hạn bản thân, làm được những điều mà hiếm đứa trẻ lên 10 nào có thể thực hiện được. Dù không khuyến khích phụ huynh khác làm giống mình nhưng người bố chia sẻ, điều anh học được sau mỗi hành trình là luôn đồng hành và đối xử với con như những người bạn. “Tôi luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho con được trải nghiệm và nhận về nhiều bài học quý giá để tương lai con có thể chinh phục những đỉnh cao mới”, người bố nói.

Hành trình địa hình
Xe đạp địa hình Maruishi cao cấp tại Nghĩa Hải

Một mùa hè đầy sôi động đã đến với Quang Anh, không chỉ là một chuyến đi, đây còn là một kỷ niệm không thể nào quên, là những kỹ năng, những hành trang đầy quý giá để em sẵn sàng cho những chặng đường phát triển sau này.

Một số dòng xe đạp địa hình cao cấp tại Nghĩa Hải để khám phá thế giới

Xe đạp địa hình Maruishi ASO PLUS II

Xe đạp Maruishi
Xe đạp địa hình Maruishi ASO PLUS II

Maruishi ASO PLUS II là một dòng xe đạp địa hình nhập khẩu mới, hiện đại và đang là hot trend trong năm 2023. Với thiết kế tinh tế và tiên tiến, nó thể hiện sự sáng tạo và khả năng vượt trội của công nghệ xe đạp hiện đại. Maruishi ASO PLUS II mang phong cách thiết kế hiện đại và cá tính, với sự kết hợp của các màu sắc tươi sáng và hợp thời trang. Nó không chỉ là một phương tiện vận chuyển hiệu quả mà còn là một biểu tượng thể hiện cái tôi và gu thẩm mỹ của người sử dụng.

Thông số chi tiết về xe đạp địa hình Maruishi ASO PLUS II

  • Khung nhôm: Xe đạp địa hình Maruishi ASO PLUS II được trang bị khung nhôm tĩnh điện chạy dây âm, giúp tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho chiếc xe. Khung nhôm có thiết kế đẹp mắt, chắc chắn và nhẹ, giúp cho xe có thể di chuyển nhanh và linh hoạt trên mọi địa hình.
  • Giảm sóc: Giảm sóc của Maruishi ASO PLUS II được làm bằng hợp kim nhôm, với đường kính 100mm và khóa hành trình đạp xe nhún. Điều này giúp cho xe có khả năng chịu tải lớn, đồng thời tạo sự ổn định và bám đường tốt hơn.

Giảm sóc là gì? Giảm sóc của xe đạp là một hệ thống được thiết kế để hấp thụ và giảm lực va đập và rung động khi xe di chuyển trên địa hình không đồng đều. Nó giúp cải thiện sự thoải mái, ổn định và kiểm soát của người lái trong quá trình đi xe.

  • Ghi đông: Ghi đông được làm bằng hợp kim nhôm chất lượng cao, giúp giảm trọng lượng của xe và tăng tính linh hoạt khi vận hành. Đường kính 31.8mm của ghi đông cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường độ bền và độ cứng của xe.
  • Pô tăng: Pô tăng của xe đạp địa hình nhập khẩu Maruishi ASO PLUS II được thiết kế với chất liệu hợp kim nhôm cao cấp, mang lại độ bền và độ nhẹ tuyệt vời.

  • Tay chuyển số liền phanh Shimano: Được thiết kế với độ chính xác cao, tay chuyển số liền phanh Shimano mang lại khả năng chuyển đổi các bộ số mượt mà và dễ dàng.

Tay chuyển số là gì? Tay chuyển số (hay còn gọi là bộ chuyển đổi số) trên xe đạp là một bộ phận được gắn trên tay lái và dùng để thay đổi tốc độ truyền động của xe. Nó cho phép người lái dễ dàng thay đổi giữa các bánh đĩa và bánh răng của hệ thống truyền động, từ đó điều chỉnh tốc độ và khả năng truyền động của xe.

Với tất cả những tính năng và kiểu dáng đặc biệt của mình, Maruishi ASO PLUS II không chỉ là một dòng xe đạp thể thao nhập khẩu thông thường, mà còn là biểu tượng của sự hiện đại và xu hướng nổi bật trong năm 2023.

Có thể bạn thích:  Xe đạp cào cào Nhật Bản nhập khẩu nguyên chiếc đã có mặt ở Việt Nam

Xe đạp địa hình RIKULAU FUJI

Đạp xe địa hình
Xe đạp địa hình RIKULAU FUJI

Xe đạp địa hình Rikulau Fuji là một mẫu xe đạp địa hình cao cấp được sản xuất bởi thương hiệu Rikulau đến từ Đài Loan – một thương hiệu trẻ, nổi tiếng trong ngành công nghiệp xe đạp. Xe có thiết kế vững chắc và nhẹ nhàng, với khung hợp kim nhôm cao cấp. Màu sắc bắt mắt, đa dạng tạo nên sự độc đáo, đa dạng trên thị trường xe đạp. Với chất lượng tiêu chuẩn, vẻ ngoài hấp dẫn và những tính năng vượt trội, chiếc xe này hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người sử dụng.

Thông số kỹ thuật của xe đạp địa hình RIKULAU FUJI

  • Khung xe: Khung xe Rikulau Fuji được làm từ vật liệu hợp kim nhôm 6061, toàn bộ khung xe không vết mối hàn, dây luôn âm khung.
  • Yên xe: Xe đạp địa hình Rikulau Fuji được trang bị yên xe Velo, với chất liệu da thể thao. Yên xe Velo là một thương hiệu nổi tiếng và được đánh giá cao trong ngành công nghiệp xe đạp, với thiết kế độc đáo, chất liệu chất lượng và tính năng thoải mái.
  • Trục giữa: Trục giữa trên xe đạp địa hình Rikulau Fuji là Trục Cốt Vuông với 2 vòng bi bạc đạn.

  • Bộ phanh: Xe đạp địa hình Rikulau Fuji được trang bị bộ phanh đĩa dầu Tektro M275 với đường kính đĩa 160mm. Đây là một bộ phanh đĩa thực sự tốt, cung cấp khả năng phanh mạnh mẽ và đáng tin cậy trên mọi địa hình.

  • Lốp xe: Lốp xe đạp địa hình Rikulau Fuji sử dụng lốp Chao Yang kích thước 27,5 x 2.1 inch. Đây là kích thước lốp phổ biến được sử dụng cho các loại xe đạp địa hình, đặc biệt là cho những người yêu thích những chuyến đi trên địa hình đa dạng và khó khăn.

Xe đạp địa hình Nhật UNZEN_JP DEORE M6100

Xe đạp Nhật
Xe đạp địa hình Nhật UNZEN_JP DEORE M6100

Giới thiệu xe đạp địa hình Nhật UNZEN_JP DEORE M6100

Xe đạp địa hình Nhật UNZEN_JP DEORE M6100 là gì? Xe đạp địa hình Nhật UNZEN_JP DEORE M6100 là một chiếc xe đạp địa hình chất lượng cao với hệ thống truyền động Shimano DEORE M6100 12 tốc độ. Được thiết kế để vượt qua mọi địa hình khắc nghiệt, nó mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu suất, độ bền và tính thẩm mỹ. Với chiếc xe đạp địa hình UNZEN_JP DEORE M6100, bạn có thể trải nghiệm một chuyến đi địa hình mạnh mẽ, mượt mà và đáng tin cậy.

 Thông số xe đạp địa hình Nhật UNZEN_JP DEORE M6100

  • Khung xe: Khung hợp kim nhôm 6061 được sản xuất bằng quá trình ép khuôn hoặc cán nóng từ hợp kim nhôm có thành phần chủ yếu là nhôm (trên 97,5%), silic (0,4-0,8%), đồng (0,15-0,4%), magiê.
  • Bộ chuyển động SHIMANO DEORE M6100 12 tốc độ: Bộ chuyển động SHIMANO DEORE M6100 12 tốc độ là một bộ chuyển động đạp xe được sử dụng trong xe đạp địa hình Nhật UNZEN_JP DEORE M6100. Đây là một bộ chuyển động cao cấp của Shimano, một thương hiệu nổi tiếng trong ngành công nghiệp xe đạp.

  • Hệ thống phanh: Hệ thống phanh của xe đạp địa hình Nhật UNZEN_JP DEORE M6100 sử dụng hệ thống phanh thủy lực đĩa, bao gồm phanh đĩa trước và phanh đĩa sau.

  • Trục và Đùi Đĩa nhôm Prowheel (Đài Loan): Trục và Đùi Đĩa nhôm Prowheel được sử dụng trong xe đạp địa hình Nhật UNZEN_JP DEORE M6100. Đây là một bộ phận quan trọng của hệ thống truyền động và góp phần vào hiệu suất và độ bền của xe đạp.

  • Ghi đông, phốt tăng: Bộ phận Ghi đông và Phốt tăng trên xe đạp địa hình UNZEN-JP được làm từ nhôm nhẹ, một trong những vật liệu phổ biến nhất trong xe đạp địa hình Nhật Bản, vì tính chống ăn mòn và độ bền theo thời gian của nó. Bên cạnh đó, nhôm còn có khả năng giữ màu sơn tốt, tạo ra bề mặt mịn màng và bóng bẩy, làm tăng tính thẩm mỹ của xe đạp địa hình.

  • Yên xe: Với UNZEN-JP, xe sẽ mang đến cho bạn một yên da thể thao hàng đầu, được làm từ chất liệu giả da cao cấp. Với kiểu dáng thể thao và cảm giác mềm mại, yên xe này không chỉ tạo nên vẻ ngoài thời trang mà còn mang lại sự thoải mái cho người sử dụng.