Mẹo đạp xe khi trời có tuyết 1

Mẹo đạp xe khi trời có tuyết

1 đánh giá

Chúng ta đều biết mưa tuyết là một hiện tượng thời tiết thường gặp vào mùa đông, rất nhiều nơi thường xuyên có tuyết. Sau khi tuyết rơi, thì sẽ có ảnh hưởng nhất định đến việc đi lại của con người. Sau khi tuyết rơi chúng ta có thể đạp Xe đạp địa hình nhập khẩu nhưng cần phải chú ý an toàn. Bởi mặt đường dễ bị đóng băng, dễ xảy ra tai nạn. Vậy khi tuyết rơi có thể đạp xe không? Nếu có thì cần chú ý những điều gì? Các bạn cùng xem cụ thể Mẹo đạp xe khi trời có tuyết dưới đây nhé.

Tuyết rơi có thể đạp xe không?

Tuyết rơi có thể đạp xe
Đạp xe khi tuyết rơi thì nước tan từ tuyết sẽ ngấm vào dây xích, đĩa xích gây trôi mất lớp dầu trên mặt nên cần kịp thời làm sạch lại cả hệ thống, cho thêm dầu vào xích, nếu không rất dễ bị han rỉ. Còn nữa, sau khi tuyết rơi, mặt đường sẽ rất trơn, tốt nhất đừng lái nhanh, nên chú ý an toàn và nhường đường cho xe cơ giới.

Khi tuyết rơi đạp xe có dễ không?

Tuyết rơi có thể đạp xe nhưng không dễ đi
(1) Trời rét, lực cản lớn
(2) Bánh xe dễ bị lỗi, không an toàn
(3) Mặt đường đóng băng dễ bị trơn trượt, không an toàn

Một số mẹo đạp xe khi trời có tuyết

1. Đạp xe khi trời có tuyết đừng nên bơm lốp quá căng, xả bớt để ở mức 2/3 là đủ, như vậy sẽ tăng độ ma sát với mặt đường, tránh trơn trượt
2. Chọn một chiếc xe thấp một chút, cố gắng đều chỉnh giảm độ cao của yên xe, hạ thấp trọng tâm mới có thể lái xe an toàn
3. Bề mặt tuyết trên đường phân thành tuyết khô, tuyết ướt và băng. Ít trơn nhất là tuyết khô, nhưng ảnh hưởng đến tốc độ. Tôi khuyên bạn nên chọn nơi tuyết ướt để đi. Tiếp theo là để ý những chiếc nắp cống bằng kim loại, bởi lớp tuyết trên đó sẽ tan rất nhanh nhưng vào buổi sáng sớm hoặc tối sẽ kết thành băng, đi đường phải cẩn thận.
4. Vì mặt đường trơn nên đừng phanh gấp, mà phải hãm từ từ hoặc để tốc độ giảm tự nhiên.
5. Khi ngoặt phải giảm tốc độ, cua rộng ra một chút. Bởi ảnh hưởng của lực li tâm nếu lái càng nhanh thì càng dễ đổ xe. Vì thế khi ngoặt cần đi chậm, đặc biệt là những đoạn đường trơn.

Đạp xe khi có tuyết cần chú ý điều gì:

Kiểm tra xe

Muốn đạp xe vào mùa đông thì trước khi ra khỏi nhà bạn cần kiểm tra lại xe, kiểm tra săm lốp, phanh và các vị trí khác. Dù bạn đã chắc chắn đến đâu thì cũng nên kiểm tra lại để tránh xảy ra sự cố. Hơn nữa mùa đông giá rét mà sửa chữa thì cũng rất tốn công sức, và còn ảnh hưởng đến tâm trạng nữa.

Có thể bạn thích:  Tại sao xe đạp carbon lại đắt đến vậy

Tìm hiểu thêm:

Cách ngồi

Nếu đi xe đạp địa hình, nên chọn chiếc xe đạp địa hình có chiều cao thấp một chút, đặc biệt khi bạn cao dưới 1.8m thì trong điều kiện trơn trượt như vậy sẽ ít bị ngã, bởi một khi phanh không ăn thì có thể dùng chân thay thế. Sau đó là chọn chiếc lốp xe to bản, như vậy sẽ tăng diện tích tiếp xúc với mặt đường.

Mẹo đạp xe khi trời có tuyết 2

Cẩn thận khi đạp xe trời tuyết

Tốc độ đạp xe

Đừng đạp quá nhanh, càng nhanh càng trơn
Người cần làm nóng cơ thể, xe cũng vậy

Đạp xe vào mùa đông thì khởi động làm nóng cơ thể là một việc không thể thiếu được.

Nhiệt độ càng lạnh thì thời gian khởi động càng cần dài. Tốt nhất là bạn nên đạp chậm cho đến khi bạn cảm thấy cơ thể bắt đầu vã mồ hôi là được. Qua quãng thời gian khởi động này bạn cũng có thể nắm được độ bám của lốp xe lên mặt đường từ đó xác định được tốc độ đạp sau đó. Trước khi đạp xe địa hình cần khởi động vươn vai, chân tay, một mặt để làm nóng cơ thể một mặt để tránh chấn thương. Vừa bắt đầu đạp đừng đạp cật lực, mà phải tăng tốc độ dần dần để tránh lớp dầu bôi trơn trên ổ trục bi thấm không đều, gây ảnh hưởng xấu đến xe.

Một bình nước nóng

Đạp Xe đạp địa hình Nhật Bản mùa đông thường không ra nhiều mồ hôi nhưng thực tế chúng ta bị mất nước rất nhiều, nên phải bổ sung thêm lượng nước tương ứng. Mang theo nước nóng đựng trong bình giữ nhiệt để sử dụng có tác dụng hồi phục nhiệt độ cơ thể trong thời tiết giá rét. Điều này có thể giảm mệt mỏi, hồi phục thể lực sau vận động.

Không nên để hơi xe quá căng

Trời lạnh, lốp cao su sẽ bị cứng lại, nếu hơi quá căng dễ khiến cho lốp bị nổ, hơn nữa còn làm giảm độ ma sát với mặt đường. Lúc này rất dễ xảy ra việc ngã xe. Mùa đông lạnh cũng khiến cho lớp bùn đất bám trên xe đông cứng lại, nên cần thường xuyên làm sạch.

Có thể bạn thích:  Sự thay đổi theo thời gian của xe đạp địa hình

 

Chú ý lựa chọn cường độ và lộ trình đạp xe

Không nên lái xe vào sáng sớm, trước khi đi cần ăn sáng đầy đủ và đừng quay về quá muộn. Có rất nhiều bệnh về tim, phổi, cao huyết áp, viêm phế quản, ho dễ xảy ra vào mùa đông, vậy nên khi cơ thể ra nhiều mồ hôi tuyệt đối không được đứng trước đầu gió, tránh bị cảm lạnh.

Trang bị phù hợp

Cơ thể chúng ta có ba bộ phận dễ bị lạnh nhất là tai, tay và chân. Những người thường xuyên đạp xe sẽ biết rõ nhất, nên khi đạp xe vào mùa đông cần tự trang bị cho mình những vật dụng cần thiết; trang phục, giày, găng tay, kính đều rất quan trọng. Khi đạp xe đạp xong nên ngâm chân vào nước ấm, giúp lưu thông máu, xóa tan mệt mỏi. Khăn trùm đầu lái xe cũng rất phù hợp với mùa đông, hơn nữa có thể thay đổi cách đội và mục đích sử dụng. Bất kể là khăn trùm mặt, khăn đội đầu hay khăn quàng cổ đều có thể làm khăn lau mặt để lau mồ hồi, tránh gió rất tuyệt vời. Cũng có thể để che tai khỏi lạnh. Đồng thời nên chọn trang phục chuyên dụng vừa giữ ấm vừa đảm bảo an toàn.

Tại những nơi có nhiệt độ thấp, bạn nên đeo găng tay dáng dài, nhiệt độ càng thấp thì việc giữ ấm đôi tay càng quan trọng. Đặc biệt là trong trường hợp đạp xe vào mùa đông, nhất là đi xe địa hình trong thời gian dài, tay lạnh cóng, phản ứng chậm chạp là một việc rất nguy hiểm trong khi lái xe.

Mẹo đạp xe khi trời có tuyết 3

Đạp xe trên tuyết không dễ dàng

Mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt ở bên trong để tránh cảm mạo

Trong thời tiết lạnh, nhiệt lượng cơ thể tiêu hao rất nhanh, nên thứ bạn mặc lên người cần phải xét đến khả năng chắn gió, thoáng khí và giữ ấm. Theo sự giới thiệu của những tay đua giàu kinh nghiệm, thì khi nhiệt độ khoang 5-15 độ C thì bạn có thể mặc quần áo lót trong thấm mồ hôi tốt, bên ngoài mặc đồ dài tay chuyên dụng. Bên dưới có thể mặc quần lót lông hoặc quần thu đông. Bất luận nhiệt độ là bao nhiêu thì đạp xe vào mùa này bạn đều cần mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt ở bên trong, như vậy bạn sẽ luôn cảm thấy khô thoáng, tránh bị cảm lạnh.

Chú ý phía trước

Trên đường đâu chỉ có mình bạn, nên khi lái xe bạn cũng cần chú ý đến người khác. Ngày mưa tuyết có nhiều người chầm chậm lái xe trên làn đường dành cho xe đạp, rồi đột nhiên lại xuất hiện một chiếc xe ba bánh lao tới từ ngã rẽ. Nên bạn cần giữ khoảng cách với người ở phía trước để kịp thời xử lý tình huống.

Có thể bạn thích:  7 lý do tại sao bạn nên sắm một chiếc xe đạp cân bằng cho trẻ

Chú ý mặt đường

Lái xe trên mặt tuyết đặc biệt phải chú ý, có thể phân làm ba loại: tuyết khô, tuyết ướt và băng, tuyết khô ít trơn trượt nhưng hạn chế tốc độ, nên tôi khuyên bạn chọn tuyết ướt nhưng thường tuyết ướt thì hơi bẩn thỉu, bù lại nó không trơn, còn nếu bề mặt có băng thì tốt hơn hết là bạn tránh đi.

Ngoài ra bạn cần chú ý đến hai loại mặt đường: một là tuyết đã bị đầm chặt, nhìn lên thì toàn màu trắng nhưng nhìn kĩ sẽ thấy sự phản quang, loại đường này mặc dù không quá trơn nhưng vẫn phải cẩn thận. Loại nữa là những cái “rãnh” trên đường, chính là vết xe của người khác, vết cào tuyết. Tuyệt đối không nên đi vào những cái rãnh đó bởi rất dễ bị ngã. Một khi đã đi vào rảnh thì phải giảm tốc độ, sau đó tìm cơ hội mà ngoặt ra dứt khoát mới an toàn. Và cả những chiếc nắp cống bằng sắt có tuyết trên đó, loại tuyết này rất dễ tan, nhưng đến đêm hoặc sáng sớm thì kết thành băng, nếu gặp phải thì cũng phải cẩn thận.

Phanh xe và rẽ

Vì mặt đường khác trơn nên đừng phanh gấp, nếu không sẽ bị trơn trượt. Mà phải phanh từ từ hoặc để giảm tốc độ tự nhiên. Khi rẽ cũng cần đi chậm lại. Bởi rẽ càng nhanh thì càng dễ ngã. Đồng thời phải vòng cua rộng ra một chút thì mới càng an toàn.

Đặc biệt phải chú ý vấn đề an toàn giao thông

Lái xe vào mùa đông đặc biệt phải chú ý vấn đề an toàn giao thông, không chỉ chấp hành luật giao thông mà còn phải tự bảo vệ mình. Khi lái xe đừng đeo tai nghe, thói quen này dễ gây ra hậu quả xấu. Nghe tai nghe sẽ làm giảm sự chú ý của bạn, nên trên đường xuất hiện cái hố hoặc chướng ngại vật thì rất dễ xảy ra tai nạn. Quần áo mặc trên người nên là màu sáng, để người khác dễ nhìn thấy bạn, mùa đông trời tối rất nhanh nên các thiết bị chiếu sáng và cảnh báo cũng không thể thiếu.

Xe đạp Nghĩa Hải phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 130 năm. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp cào cào, xe đạp mini, xe đạp địa hình, xe đạp thể thao, xe đạp trẻ em …