Đạp xe mùa hè cần chú ý những gì 1

Đạp xe mùa hè cần chú ý những gì?

Mùa hè nóng bức sắp đến rồi, đương nhiên không thể vì yếu tố thời tiết mà từ bỏ việc đạp xe, như vậy chúng ta cần chú ý những điều gì!
Hãy cùng xem Đạp xe mùa hè cần chú ý những gì nhé!
I, Biện pháp chống nắng

Liên qua đến tác hại của tia tử ngoại đối với da thì không phải bàn nữa, việc chống nắng khi đạp xe mùa hè là một môn học vô cùng quan trọng! Hơn nữa không phải là khi thời tiết quang đãng, ánh mặt trời gay gắt mới là điều chúng ta cần chú ý, khi thời tiết nắng chang chang, độ mạnh của tia tử ngoại vô cùng lớn. Mùa hè, dù cho trời có âm u cũng cần chú ý tránh nắng.

Đạp xe mùa hè cần chú ý những gì 2Đạp xe mùa hè cần chú ý những gì 2

Chống nắng khi đạp xe mùa hè là một môn học vô cùng quan trọng

1, Chuẩn bị vật dụng cho đạp xe

Trong quá trình đạp xe mùa hè, nhất định cần hết sức chú ý không để lộ cơ thể ra ngoài trời nắng, mặc những trang phục chống nắng khi đạp xe mùa hè có thể tránh tia tử ngoại.

• Quần áo chuyên dùng cho đạp xe: mùa hè đạp xe nhất định cần chú ý mặc những quần áo phù hợp, màu sáng, chống tia tử ngoại, cần có khả năng thấm mồ hô và tỏa nhiệt, đảm bảo cho cơ thể thoáng mát. Đạp xe đường dài, áo nhanh khô, áo đạp xe dài tay mùa hè, hoặc ống tay chống nắng +áo đạp xe ngắn tay cũng là lựa chọn không tồi.

• Kính đạp xe: Khi đạp xe dưới trời nắng đừng nên xem nhẹ tác dụng của kính đối với quá trình đạp xe, đeo kính có tác dụng bảo vệ mắt khỏi ánh nắng của mặt trời làm hại. Tốt nhất nên chọn đeo loại UV400 trở lên.

Tìm hiểu thêm

 

• Mũ sắt dùng cho đạp xe: mũ sắt dù trong bất cứ khi nào đều rất quan trọng! Mùa hè mũ cần có khả năng bảo vệ phần đầu nhưng cũng cần thoáng khí, độ mũ có lưới chống côn trùng còn có thể giả quyết vấn đề muỗi dĩn. Ngoài ra ở phần phía trong mũ còn có thể thêm một lớp khăn ma thuật để thấm mồ hôi vô cùng hiệu quả.
Nếu đạp xe ở vùng mưa nhiều vào mùa hè, cần chuẩn bị vật dụng để tránh nước mưa. Nhưng cần đem những vật dụng gọn nhẹ để tránh cơ thể phải mang thêm nhiều đồ nặng, tiêu hao năng lượng của cơ thể.

2, Kem chống nắng

Kem chống nắng không phải độc quyền dành cho phụ nữ! Khi đạp xe mùa hè, một mặt nó có thể giảm để lộ da, mặt khác cần bôi kem chống nắng vào thời điểm phù hợp để bảo vệ da.
Cần chọn loại kem chống nắng dùng cho các hoạt dộng ngoài trời, tốt nhất nên sử dụng loại kem chống nắng spf30 trở lên. Nhưng kem chống nắng cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, có lúc còn có thể bị trôi theo mồ hôi mà mất đi hiệu quả, tốt nhất cứ cách 2 tiếng lại bôi lại một lần.

Có thể bạn thích:  Bảo dưỡng xe đạp trẻ em. Kiến thức về xe đạp trẻ em

II, Điều chỉnh khi đạp xe

Đạp Xe đạp mini đi dạo vào sáng sớm và chiều tối là lúc mà ánh sáng mặt trời chiếu yếu nhất, nhiệt độ không phải quá cao, rất phù hợp cho việc đạp xe. Còn vào giữa trưa nhiệt độ cao, tia tử ngoại mạnh, rất dễ bị cảm nắng nên tránh đạp xe vào lúc này, tức là khoảng 11~15h.

Khi đạp xe đường dài, tốt nhất nên nghỉ ngơi vào buổi trưa ở những nơi có bóng mát, nhưng cũng cần tránh muỗi và côn trùng đốt. Giả quyết vấn đề này tốt nhất nên dựng lều vải tại dưới chỗ có bóng mát để nghỉ.

 

III, Lựa chọn đường đi

Đạp xe mùa hè nên chọn con đường ít xe đi lại, đường bằng phẳng, ven đường có bóng mát. Đạp xe không nên quá xa, tốt nhất nên đạp xe từ 100km đổ lại, ven đường có nhiều điểm dừng chân nghỉ ngơi, ven biển là một lựa chọn không tồi.

IV, Đồ ăn và đồ uống:

Đạp xe mùa hè không chỉ cần bổ sung một lượng protein động thực vật một cách phù hợp cho cơ thể, ngoài ra cơ thể còn cần các loại vitamin khác. Vì vậy hoa quả và các loại rau cũng không thể thiếu. Hoa quả mùa hè rất dồi dào nhưng thực phẩm rất dễ bị biến chất, cần chú ý đến vệ sinh thực phẩm, không ăn đồ ăn bị hư hỏng, ô nhiễm.

Đạp xe mùa hè cần chú ý những gì 3

Chống nóng khi đạp xe

Những loại hoa quả giúp chống cái nóng:

• 1, Cà chua: dinh dưỡng, chất lượng tốt mà giá cả hợp lí, chứa rất nhiều lycopene có thể chống lại sự xâm hại của các gốc tự do, cải thiện khả năng chống tia tử ngoại của da, nhưng không thích hợp ăn khi đói, điểm này nên chú ý.
• 2, Kiwi: có khả năng hạ nhiệt, tránh khát.., giàu đường, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác.
• 3, Dâu tây: có thể giải nóng, giảm nhiệt, tránh phiền não.

V, Bổ sung nước khoa học

Mùa hè nhiệt độ cao, đạp xe sẽ gây ra toát một lượng mồ hôi, lượng nước trong cơ thể mất đi rất nhanh, nhất định cần kịp thời bổ sung nước. Tổng lượng nước ( theo hành trình đạp xe 100km một ngày) thì thường một ngày trong mùa hè cơ thể cần bổ sung từ 2000-3000 ml nước, lượng nước này không bao gồm phần nước có trong thực phẩm chúng ta ăn vào, tương đương với 3-5 bình nước (600ml). Thường cứ cách 15-30 phút thì uống 150-200CC nước( tầm 1 cốc).

Đạp xe mùa hè cần chú ý những gì 4

Bổ sung nước khoa học

Cơ thể bài tiết mồ hôi còn mất đi một lượng muối, lượng muối mất đi quá nhiều còn khiến cho các cơ, thần kinh bị giảm tính kích thích dẫn đến các cơ bị co giật, phản ứng chậm chạp, khả năng tự vệ bị giảm. Nếu khi đó vẫn tiếp tục vận động thì các cơ, dây chằng có thể bị thương do căng cơ.

Do đó ngoài nước, cần bổ sung một lượng muối, kali, glucose, có thể căn cứ vào sở thích của mỗi người để lựa chọn một số đồ uống phù hợp cho vận động giúp cho việc phục hồi thể lực.

Có thể bạn thích:  Vận động viên đạp xe cao tuổi nhất thế giới

Những đò uống bị cấm:

• 1, Đồ uống có ga: mặc dù loại đồ uống này có thể nhanh chóng cung cấp một lượng lớn nhiệt lượng cho cơ thể nhưng do hàm lượng khí quá lớn nên sau khi uống một lúc bụng sẽ bị đầy hơi, dẫn đến hiện tượng giả “ đã bổ sung một lượng lớn nước”, nhưng thực chất lượng nước bổ sung không đủ.

• 2, Nước ép ha quả có nồng độ đường cao: loại đồ uống này có nhiều đường, độ nhớt cao, uống một lượng lớn sau khi vận động có thể dẫn đến tốc độ nhu động đường ruột tăng nhanh, gây ra khó chịu.

• 3, Đồ uống lạnh: uống một lượng lớn sau khi vận động có thể dẫn đến rối loạn đường ruột, nghiên trọng có thể dẫn đến nôn mửa.

• 4, Rượu( bao gồm các đồ uống có hàm lượng cồn): cồn một mặt có thể làm giảm khả năng vận động của cơ thể bao gồm năng lượng, tốc độ, tính đẻo dai của cơ bắp, …; mặt khác, cồn trong bia sẽ kích thích thận sản sinh ra nước tiểu, tăng tốc độ mất nước của cơ thể, nghiên cứu đã cho thấy, cơ thể trong vòng 4 giờ sau khi uống rượu thì trọng lượng cơ thể có thể giảm 3% trọng lượng cơ thể do cơ thể mất nước.

• 5, Cà phê đặc và trà đặc: hai loại đồ uống này có chứa hàm lượng caffeine, caffeine có lợi tiểu nhưng nếu uống một lượng lớn có thể dẫn đến cơ thể bị mất nước.

VI. Phòng chống cảm nắng

Đạp xe màu hè, cần đảm bảo có thời gian nghỉ ngơi, khi cảm thấy cơ thể không thỏa mái, cần kịp thời nghỉ ngơi. Trong quá trình đạp xe, cần khống chế tốt được tốc độ, nhịp độ cần phù hợp với bản thân, nên căn cứ vào tình trạng của cơ thể mà sắp xếp một lượng vận động phù hợp.

Cần chú ý đến tình trạng của cơ thể, nếu cảm thấy những triệu chứng như buồn nôn, chuột rút, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhịp đạp không ổn điịnh, chân tay vô lực, khả năng tập chung kém, vận động không thống nhất, cần lập tức dừng lại, nằm xuống chỗ bóng dâm, cởi vợi quần áo, mũ, găng tay, dội nước vào đầu, mặt , cổ, phần ngực làm hạ nhiệt cơ thể. Còn có thể bôi dầu cù là, dầu gió vào cổ, trán, uống đồ nước có muối, có thể dùng các loại thuốc đông y như hoắc hương chính khí,…Nếu tình trạng trên thuyên giảm hoặc không còn tình trạng trên thì không nên lập tức lên đường mà cần nghỉ ngơi thêm.

Đối với những tình trạng cảm nắng nặng nên nhanh chống được chuyển đến bệnh viện. Đặc biệt là những trường hợp mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh tim gan và các bệnh lão hóa suy yếu tuổi già, khi đi ra ngoài cần đem theo những thuốc cứu trợ khẩn cấp, trong đường đi cần biết được tình trạng của cơ thể, cảm thấy khó chịu có thể lập tức tìm chỗ mát để dừng lại.

Những loại thuốc chống cảm nắng nên mang theo:
• 1, Hoắc hương chính khí: nếu cảm thấy khó nuốt thì hiện nay đã có loại thuốc viên, công dụng chủ yếu là giảm nhiệt giải độc, khử ẩm, mặc dù khó uống nhưng hiệu quả rất tốt.

Có thể bạn thích:  Khi mua và cho trẻ tập xe đạp cần lưu ý những điều gì?

• 2, Thuốc nước bạc hà : dùng co các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đường ruột không thỏa mái. Trong khi đạp xe đường dài, khi làm việc trong thời tiết nắng nóng nhiệt độ cao có thể dùng nó để tránh bị cảm nắng.

• 3, Nhân đơn: chủ yếu dùng cho các triệu chứng cảm nắng đau đầu do nhiệt độ cao, bị cảm,…

• 4, Thử chứng phiến: có tác dụng hạ nhiệt giả độc, tiêu đờm, điều tiết đường ruột, thường dùng cho tình trạng những người bị hôn mê do cảm nắng khẩn cấp, tỉnh lại có thể ngừng thuốc.

• 5, Những loại khác: hạt Xia Sangju, hạt Xia Huo Wang, hạt kháng virus và trà sôi với hoa cúc và cây kim ngân hoa có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa và điều trị đột quỵ do cảm nắng.

VII. Chống nổ lốp và giảm hiệu quả phanh chữ V

Nhiệt độ mùa hè cao, cộng thêm bánh xe bị mòn dần, nếu nó phải chuyển động với tốc độ cao, hơi xe không đủ, áp lực quá nặng lên xe, điều kiện đường không tốt và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng rất dễ gây ra nổ lốp, đặc biệt khi các bạn xuống dốc rất dễ gây ra tình trạng này, điều này uy hiếp trực tiếp đến vấn đề an toàn của bản thân bạn. Biện pháp để đề phòng là cần kịp thời thay lốp, săm xe khi dùng quá lâu rồi, đảm bảo được đủ hơi xe, giảm tốc độ xe. Nếu trong nhiệt độ quá cao mà liên tiếp cần vượt qua những con dốc lớn còn có thể làm giảm chức năng của phanh V, rất dễ phát sinh ra tai nạn. Để giải quyết vấn đề này cần bóp phanh phân đoạn khi xuống dốc, đảm bảo nhiệt độ phanh không bị quá cao.

Khi nghỉ ngơi không nên để Xe đạp mini nhập khẩu  của bạn ở dưới trời nắng, săm cũng có thể bị dò khí do nhiệt độ cao, khi mặt đường nhiệt độ cao có thể dẫn đến lốp mềm ra rất dễ bị đâm thủng, vì vậy săm của xe đạp đường khi bắt đầu đi ra khỏi nhà cần tránh bơm đến 120pa, nếu không đến giữa trưa nó có thể lên tới 140pa, dẫn đến tình trạng lốp trong bị thủng hoặc cả bánh xe bị nổ.

VIII. Tâm thái ổn định

Trong quá trình đạp xe thường nói đến một vấn đề là tâm thái. Đạp xe vào mùa hè cũng như vậy, không nên bởi vì những biểu hiện của các đồng đội mà sinh ra áp lực ảnh hưởng đến bản thân. Có thể đạp xe lâu hơn, có thể đạp xe hơn.

Xe đạp Nghĩa Hải là nhà phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 130 năm. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp cào cào, xe đạp mini, xe đạp địa hình, xe đạp gấp, xe đạp trẻ em, xe đạp thể thao,…