Hóa giải nỗi sợ khi đi xe đạp địa hình
Thom Dean gặp tai nạn ở cuộc đua Derby năm 2017. Bác sĩ nói anh gãy rất nhiều xương và tình trạng của anh rất đáng ngại. Ngay khi có thể đạp xe đạp địa hình ở trở lại, anh gặp một nỗi sợ không thể tránh khỏi. Để có tầm nhìn vượt khỏi nỗi sợ ấy đòi hỏi phải có rất nhiều kĩ thuật.
1.Sợ điều tồi tệ nhất
Hóa giải nỗi sợ khi đi xe đạp địa hình . Nếu tôi ngã lần nữa thì sao?”
“Tôi dành thời gian để nghĩ về cảm giác đạp xe trước một biển người. Tôi không chỉ nghĩ về cảm xúc mà còn về cảm giác thể chất mà tôi sẽ trải nghiệm để khi thực sự đối mặt với cuộc đua, tôi sẽ không bị ngạc nhiên trước phản ứng của mình nữa”
Dean đã xây dựng lại được sự tự tin cho mình cho đến khi sự chao đảo của hai người đạp xe đạp địa hình nhập khẩu phía trước khiến nỗi sợ lại ùa về. “Tôi như bị hóa đá, cảm giác tệ đến mức tôi bị tụt hậu và cuối cùng phải bỏ ngang cuộc đua”.
Tìm hiểu thêm :
- Đánh giá xe đạp trẻ em RoyalBaby Button
- Công nghệ mới của xe đạp trẻ em
- Sự khác nhau của các loại xe đạp
- Đánh giá xe đạp cân bằng Strider Sport 2017
Trở về nhà sau khi chiến đấu ở Afghanistan, anh trải qua một khóa huấn luyện được xây dựng để đối phó với nỗi sợ. “Chúng tôi được dạy rằng không được cảm thấy xấu hổ khi một chiếc xe đi qua, một tiếng động bất chợt hay những thứ tương tự thế làm chúng tôi nằm lăn xuống sàn nhà trong những tuần đầu tiên trở về từ chiến trận. Chúng tôi phải thấy rằng đó chính là bản năng giữ chúng tôi sống sót ngoài chiến trường kia, và phải biết ơn rằng cơ thể chúng tôi vẫn còn đang chăm lo cho chính chúng tôi đó.”
Lời khuyên khi đạp xe đạp địa hình
Những kĩ năng này rất cần thiết trong việc vượt qua nỗi sợ bị ngã khi đua xe: “Nó giúp tôi hiểu rằng nỗi sợ bất ngờ của mình trên đường đua không chỉ là một điều tự nhiên, mà còn là một điều có ích trong hoàn cảnh phù hợp. Tôi chỉ cần xem lại phản ứng của mình để đảm bảo nó không làm tôi xao nhãng.”
Huấn luyện viên của Dean khuyên anh ấy nên làm cho đầu óc mình bận rộn với những mục tiêu và công việc. “Huấn luyện viên bảo tôi đạp xe trên cả bốn phía của đường đua trong một cuộc đua, hoặc chọn lấy một người nào đó và sao chép các cử động của anh ta. Những công việc này khiến đầu óc chúng ta bận rộn, không đủ rảnh rỗi để lo lắng nữa. Điều đó cho phép tôi hoàn thành mục tiêu khi mà khả năng của tôi cho phép.”
Anh chàng quân nhân đã có một sự tôn trọng nhất định dành cho nỗi sợ. “Tôi đã lắng nghe cơ thể của mình để nhận ra và tôn trọng nỗi sợ – một giác quan thứ sáu vô cùng hữu dụng. Nhận ra, chấp nhận và thay thế những suy nghĩ và cảm xúc không mong muốn chính là chìa khóa.”
2.Nỗi sợ lặp lại
“Tôi không thể ngừng lo lắng được”
“Tôi lo lắng nhất khi tham gia National Championship hoặc một cuộc đua trong điều kiện thời tiết tốt, tại tôi muốn tận dụng mọi cơ hội trong bất kì hoàn cảnh nào”, Alice Lethbridge nói. “Tôi lo lắng trước mọi cuộc đua vì tôi luôn muốn làm tốt nhất.”
“Tôi thường phải cố gắng dỗ mình vào giấc ngủ khoảng 2 đến 3 ngày trước ngày đua. Nếu đó là một cuộc đua đặc biệt quan trọng, tôi thậm chí còn không thể ăn vào ngày trước đó. Thi thoảng tôi run rẩy thấy rõ ở vạch xuất phát và phải cố gắng chú ý điều hòa hơi thở để làm mình bình tĩnh lại.”
Tháng sáu năm ngoái, Lethbridge phá vỡ kỉ lục cuộc đua 100 dặm. Cô ấy nói: “Tôi nhận thấy mình có khả năng làm được điều đó từ lúc bắt đầu cuộc đua và tôi hào hứng một cách đầy lo lắng, vì đây là điều mà tôi luôn muốn đạt được. Tôi bắt đầu cảm thấy không ổn sau khi đạp được khoảng 10 dặm, có lẽ do nỗi sợ hãi. Tôi đã lo lắng cho đến lúc chạm vạch đích.”
Lethbridge đã học được cách xử lí nỗi sợ của mình bằng cách tham gia vào một chu trình giúp giữ bình tĩnh. Chu trình đó bao gồm bài học “đôi tất hồng may mắn”. Có hai đôi tất, “một đôi may mắn hơn đôi còn lại, tôi phải nghĩ thật kĩ xem tôi sẽ sử dụng chúng thế nào khi tôi đạp xe đạp thể thao nhiều ngày liên tiếp.”
Chế độ ăn cũng rất nghiêm ngặt: “Tôi phải ăn một hỗn hợp kì lạ gồm Weetabix và vài thứ nữa trộn lại với nhau trước giờ thi đấu, cộng thêm một miếng bánh hoa quả từ mẹ của tôi.”
3.Những giới hạn xa lạ
“Nếu tôi tình cờ bị kẹt thì sao?”
Ian Robertson bắt đầu đạp xe chuyên nghiệp 4 năm trước và nay đã chuyển sang Audaxes. Gần đây anh đã hoàn thành 400 km từ London tới Wales và vòng lại. Trong quá trình khám phá khoảng cách lớn nhường ấy, có rất nhiều điều không mong đợi xảy ra.
“Tôi lo lắng rằng chiếc xe sẽ hỏng, rằng tôi sẽ kẹt lại ở một miền quê nào đó, không thể quay lại, rằng tôi sẽ lạc đường. Tôi không sợ rằng mình sẽ không hoàn thành quãng đường này, tôi biết mình có thể. Tôi chỉ sợ những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình thôi”, Robertson nói.
Robertson có một phương pháp để giải quyết những lo lắng này: “Tôi lập một danh sách tất cả những thứ tồi tệ có thể xảy ra sau đó tìm giải pháp. Thị trấn gần nhất ở đâu? Sân ga gần nhất ở đâu? Tôi biết rằng mỗi đoạn đường sẽ như thế nào, đoạn đường tiếp theo sẽ ra sao, khi nào cần lên kế hoạch cho trạm nghỉ mới.”
Katie Page có thêm một lời khuyên cho những người đang lo lắng về địa hình mới: “Hãy tìm những bức ảnh về nơi đó và làm quen bằng cách tưởng tượng. Xây dựng một kế hoạch – bạn sẽ làm gì khi tới nơi, bạn sẽ sưởi ấm thế nào, ăn gì trước chuyến đi, sau đó sử dụng kế hoạch ấy mọi lúc.”
Xây dựng tâm lý khi đạp xe
4.Đối mặt với nỗi sợ
Ai cũng có lúc sợ hãi. Nghĩ rằng ta có thể đập tan hay giảm thiểu nỗi sợ ấy không giúp gì đâu – sẽ tốt hơn nếu bạn kiểm soát và tận dụng chúng.
Tham gia cuộc đua Good Friday nhắc nhở tôi thế nào là cảm thấy cực kì sợ hãi. Nó cũng nhắc tôi rằng sợ hãi là một phần quan trọng của cuộc đua. Lúc mà chúng ta ngừng lo lắng nghĩa là có gì đó sai sai đang xảy ra.
Sự thật là, ngay khi cuộc đua bắt đầu, tâm trí tôi chỉ tập trung vào những bánh xe đạp thể thao trước mặt, những khoảng trống mà tôi có thể chen lên. Không còn chỗ cho nỗi sợ nữa. Những tiếng hò reo từ khán đài lấp đầy cuộc đua, nhưng tôi không hề để ý đến chúng vào những giây phút căng thẳng nhất.
Đây chính là trường hợp điển hình: nỗi sợ nhanh chóng tan biến khi cuộc đua bắt đầu và chuyển hóa thành năng lượng và sự quyết tâm.
5.Giữ bình tĩnh cho chú tinh tinh bên trong bạn
Nhà tâm lí học Anna Waters là một trong các thành viên của nhóm Kiểm soát Tinh tinh của Steve Peter. Cô ấy dùng Nghịch lý tinh tinh để giải thích nỗi lo lắng xuất hiện trước giờ thi đấu:
Nghịch lý tinh tinh chia bộ não thành ba phần: phần của con người (lý trí và logic), phần tinh tinh nguyên thủy giữ cho bạn an toàn và phần máy tính, nơi mà niềm tin và kí ức được lưu trữ, cũng như những chương trình đã được học sẵn.
Thông điệp sẽ được gửi đến tinh tinh đầu tiên vì tác dụng chính của tinh tinh chính là bảo vệ bạn an toàn. Khi tinh tinh cảm thấy bạn đang bị đe dọa, có thể là bạn đang ở vạch xuất phát của cuộc đua hay bạn đang phải làm một bài thuyết trình, phần não ấy ngay lập tức chuyển sang chế độ bỏ trốn, tức ngừng hoạt động và kích thích hệ thống lo lắng, sau đó não bạn sẽ sản sinh adrenaline và non-adrenaline, tạo nên dấu hiệu của sự lo lắng.
Những hoóc-môn đó đi quanh cơ thể bạn và làm bạn đổ mồ hôi, tim đập nhanh. Cơ thể bạn đang sẵn sàng tham gia một cuộc chiến sống còn nên nó đang gửi máu đi khắp các cơ để chuẩn bị.
Con tinh tinh nhìn vào cái máy tính để xem nó nên phản ứng ra sao. Máy tính có thể chứa những niềm tin hữu ích hoặc không hữu ích. Nếu chúng ta đã được học rằng “Tôi luôn luôn lo sợ” và lưu trữ nó trong máy tính, con tinh tinh sẽ hoảng sợ, thậm chí hoảng sợ vì mình đang hoảng sợ.
Trong quá trình ấy, phần con người trong não bạn không có lấy một cơ hội nào để can thiẹp. Trừ khi bạn nhìn vào máy tính và xem những niềm tin tiêu cực ấy, con tinh tinh sẽ luôn hoảng sợ trước các cuộc đua.
Hãy tìm những niềm tin tiêu cực ấy, viết ra. Khi bạn hiểu được con tinh tinh đang sợ cái gì, bạn có thể lập một kế hoạch để xử lí nỗi sợ ấy.
Xe đạp Nghĩa Hải phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 120 năm, đến từ YOKOHAMA , Nhật Bản. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp mini Nhật ,xe đạp cào cào, xe đạp địa hình nhập khẩu , xe đạp thể thao nhật bản , xe đạp trẻ em