“Từ biệt” lối đạp xe sai cách, tránh chấn thương đầu gối
Sụn chêm là một tổ chức sụn xơ hình bán nguyệt ở đầu gối, có tác dụng đón nhận những áp lực cho va đập vào đầu gối và là một lớp mềm ngăn cách giữa xương của khớp gối. Là một tổ chức dễ bị tổn thương nhất tại đầu gối. Những người thích bộ môn đạp xe thường than thở “sau khi đạp xe ở cường độ cao thường bị đau đầu gối”, đây là do cách đạp sai dẫn đế tổn thương tổ chức sụn chêm. “Từ biệt” lối đạp xe sai cách, tránh chấn thương đầu gối:
Vậy những lối đạp xe sai cách nào dễ gây chấn thương như vậy?
1. Khi đạp xe, không nhất quán giữa phương dùng lực chân và bàn đạp
Như vậy sẽ tạo thành dáng đạp xe khuyềnh. Rất nhiều người có xu hướng hướng hai đầu gối vào phía trong hoặc phía ngoài khi đạp, như vậy sẽ không nhất quán giữa phương dùng lực chân và bàn đạp.
Phương pháp đạp xe đúng cách
Sau một thời gian dài dễ gây chấn thương, như vậy khoeo chân cũng dễ bị tổn thương khiến chân không thể vươn hết cỡ. Như vậy rất dễ dẫn đến hiện tượng chân bị tổn thương. Cho nên khi đạp xe mọi người cần khắc phục lối đạp xe sai cách, tránh chấn thương đầu gối.
2. Tăng tốc đột ngột làm cơ chân không thích ứng kịp
Khi cơ chân bị mỏi mà phải dùng lực, nếu phần đùi không thể nhấc hết lên thì toàn bộ trọng lực cơ thể sẽ bị dồn vào đầu gối, trong thời gian ngắn sẽ làm gối tổn thương, để lâu dễ dẫn đến tình trạng viêm khớp gối.
Tìm hiểu thêm:
- MỐT ĐẠP XE RÈN LUYỆN SỨC KHỎE, PHƯƠNG PHÁP ĐẠP XE CŨNG RẤT QUAN TRỌNG
- LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA CHO TRẺ EM ĐI XE ĐẠP
- XE ĐẠP TRẺ EM SEGWAY CỦA HOA KỲ GIÚP TUỔI THƠ CỦA TRẺ KHÔNG CÒN NHÀM CHÁN
- HOÀI NIỆM VỀ CHIẾC XE PHƯỢNG HOÀNG NHỮNG NĂM 70,80
3. Đạp xe ở tần suất thấp trong thời gian dài
Chuyên gia về các môn thể thao ngoài trời cho biết, đa số các vận động viên đạp xe thể thao đều có thói quen đạp xe đạp ở tần suất thấp. Và cũng rất nhiều người bị tổn thương gối ở trong trường hợp như vậy. Khi đó tỉ lệ tổn thương đầu gối của việc đạp xe tần suất thấp sẽ nhiều hơn ở tần suất cao.
Tránh chấn thương đầu gối khi đạp xe
4. Tập đột phá và leo dốc quá độ
Việc tập đột phá và đạp Xe đạp địa hình Nhật Bản leo dốc quá độ sẽ dễ gây tổn thương bởi chân phải hoạt động liên tục, ở cường độ cao, làm đầu gối không có quãng nghỉ.
5. Yên xe quá cao hoặc quá thấp
Những người mới tập thường vì muốn an toàn nên có thói quen điều chỉnh độ cao yên Xe đạp địa hình nhập khẩu ở mức hai chân có thể chạm đất một lúc khiến cơ chân không thể vươn tối đa khi đạp xe. Trừ trường hợp bắt buộc, điều này là không đúng. Độ cao chuẩn là khi chân chạm đất mà vẫn thẳng khoảng 80%, đầu gối chỉ hơi cong một chút.
6. Tập luyện quá độ
Tập luyện cần có quá trình dần dần, đột ngột tăng khối lượng bài tập khiến đầu gối tổn thương. Ví dụ nhiều người chỉ đạp xe đạp địa hình vào cuối tuần nhưng quãng đường lại rất dài, như vậy sẽ khiến đầu gối dễ bị tổn thương hơn những người thường xuyên đạp xe.
7. Vết thương cũ chồng vết thương mới
Sau khi đầu gối bị chấn thương, nhiều người không kịp thời đi bệnh viện trị liệu mà về nhà tự bôi thuốc hoặc nghỉ ngơi mà không biết rằng nếu vết thương cũ chưa kịp hồi phục, mà lại gặp tác động bên ngoài thì rất dễ bị thêm chấn thương mới.
8. Khởi động sai cách
Khởi động sai cách trong một thời gian dài ví dụ xoay gối, sẽ làm mòn tổ chức sụn chêm, rất dễ làm chấn thương đầu gối, vì thế bạn có thể tập các động tác vươn mình khác hoặc các bài tập trọng lượng để cải thiện cơ.
Ngoài ra, trước khi tập phải khởi động làm nóng cơ thể, vươn vai. Đặc biệt là trong thời tiết lạnh, chúng ta thường bị cứng cơ. Nên thời gian khởi động cần dài hơn. Tính đàn hồi của cơ sẽ được phát huy tối đa trong điều kiện nhiệt độ cao, nên khi đạp xe cần chú ý giữ ấm kẻo dễ bị chấn thương.
Xe đạp Nghĩa Hải phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 130 năm. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp cào cào, xe đạp mini, xe đạp địa hình, xe đạp thể thao, xe đạp trẻ em …