Những chú ý khi đi phượt bằng xe đạp địa hình 1

Những chú ý khi đi phượt bằng xe đạp địa hình

Đạp xe leo núi thật thú vị, là môn thể thao tốc độ và tuyệt vời hơn khi tham gia với bạn bè nhưng nó cũng là khó khăn, thách thức. Những người yêu thích đi xe đạp địa hình leo núi sẽ dành hàng giờ để suy nghĩ và lập kế hoạch cho cuộc phiêu lưu của họ – và kể về nó cho bất cứ ai muốn nghe. Mặc dù, không có gì trong thế giới này là hoàn hảo… Đạp xe leo núi rất tuyệt vời, nhưng cũng có một số khía cạnh của nó rất khó chịu, hãy cùng tìm hiểu.

Những chú ý khi đi phượt bằng xe đạp địa hình

1. Những người không đi xe đạp leo núi nghĩ bạn là tay đua xe đạp leo núi chuyên nghiệp

Khi bạn đang thở hổn hển và đang cố đạp xe lên dốc, có thể 1 số người nhìn vào sẽ nghĩ bạn là nhà đi xe đạp leo núi chuyên nghiệp, hoặc việc đạp xe leo núi dễ dàng như đi qua đồng cỏ.
Đạp xe leo núi có thể được chia nhỏ thành nhiều mục nhỏ. Hãy đưa cho họ xem những tiểu ngành đó, để họ biết đây không phai cái gì đó quá dễ dàng.

2. Đi đến những con đường mòn

Để đi xe đạp địa hình nhập khẩu leo núi, bạn cần phải tìm những ngọn núi và đôi khi có liên quan đến một chút du lịch. Điều tồi tệ hơn là bạn đi du lịch nhưng chủ yếu là đi xe hơi hơn là đi xe đạp! Bởi vậy mà bạn sẽ thiếu 1 số kinh nghiệm khi đi xe đạp trên những con đườn mòn.

 Tìm hiểu thêm :  

3. Leo núi – không hẳn là vui

Hãy chinh phục những ngọn núi đó, và để chinh phục cũng như tìm kiếm được cảm giác hạnh phúc, bạn phải leo lên. Có rất nhiều người đi xe đạp leo núi ghét việc lên dốc, đi trên những địa hình phức tạp… và thực tế điều này đôi lúc thực sự nhàm chán. Leo núi có thể là một cách tuyệt vời để bạn vượt qua thử thách, nhưng điều này lại thường khiến chúng ta cần phải nghỉ ngơi nghiêm trọng khi đã lên đến đỉnh.

Có thể bạn thích:  Chọn mua xe đạp leo núi phải chú ý những điều này

4. Cảm giác chinh phục ngắn ngủi

Bạn đạp xe leo lên ngọn núi và tưởng chừng như niềm vui đó sẽ còn kéo dài nữa, nhưng nó lại chỉ là cảm giác diễn ra chớp nhoáng.

5. Lỗi cơ khí

Nếu bánh xe có bị thủng thì chúng ta cũng có thể xử lý được, mặc dù hơi phiền toái, nhưng những hỏng hóc cơ học nghiêm trọng hơn có thể làm hỏng toàn bộ chuyến đi của bạn. Điều tồi tệ nữa là khi bạn ở xa bãi đỗ xe hoặc cửa hàng sửa chữa gần nhất, và không có đủ dây cáp xe để giúp bạn lúc này.

Những chú ý khi đi phượt bằng xe đạp địa hình 2

Kinh nghiệm leo núi cùng xe đạp địa hình

6. “Bên trái”

Vượt qua một người lái chậm hơn trên đường mòn là hoàn toàn tốt để là điều hoàn toàn bình thường, miễn là bạn đảm bảo an toàn về điều đó. Có những quy tắc khi đi đường mòn để chúng ta làm theo mà không gây ra tai nạn, và mọi người đều có chuyến đi vui vẻ.

Khi đến những người bạn định vượt, hãy thông báo trước để họ có thời gian né vào để bạn có không gian vượt lên. Đừng đe dọa hay càu nhàu về người đó. Có thể bạn sẽ khó chịu khi đi sau người lái chậm hơn nhưng hãy chỉ vượt lên 1 cách có văn hóa và an toàn.

7. Bơm tay

Cơ chế hoạt động của bơm tay ảnh hưởng đến cơ bắp cẳng tay và có thể gây khó chịu cho bạn. Các cơ bị sưng ở khiến tay thiếu máu và ôxy. Điều này thường xảy ra khi bạn dồn quá nhiều lực vào tay để bơm xe, hay như khi bạn đi xuống dốc trên một số địa hình gập ghềnh thì nên giữ tay lái chắc, không hấp thụ các rung động từ địa hình gây ra. Điều đầu tiên bạn cần nếu tay lái bị rung lắc là kiểm tra chúng đã được cài đặt đúng hay không.

8. Bụi bẩn, bọ, bùn đất

Nếu mắt và miệng của bạn đang mở, một cái gì đó chủ yếu là bụi bẩn, bọ hoặc bùn đất bay vào có thể khiến bạn ho, hoặc dụi mắt điên cuồng ngay cả khi đang đi trên đường. May mắn thay là có một số kính râm và kính bảo hộ khá tốt, nhưng bạn sẽ phải nhớ thở bằng mũi thường xuyên hơn một chút!

9. Bị ăn sống

Có thể bạn thích:  Top 10 xe đạp địa hình tốt nhất 2023

Đặc biệt là vào mùa hè, chân và cánh tay của bạn sẽ bị côn trùng cắn để lại những vết phồng rộp có thể kéo dài đến hàng tuần.

10. Động vật hoang dã

Đa số chúng ta sẽ yêu mến động vật hoang dã và vẻ đẹp tự nhiên của chúng, đó là một lý do chính khiến những người đạp xe đạp thể thao leo núi đi rất nhiều. Động vật hoang dã có thể là sóc, chim bay thấp, lợn rừng…

11. Những con đường mòn ám ảnh

Tất cả chúng ta đều có một kẻ thù trên đường mòn, với tôi đó là rễ cây ướt. Mặc dù các tính năng kỹ thuật của xe có thể dễ dàng vượt qua chúng, nhưng bạn sẽ tự nguyền rủa bản thân vì không thể xóa chúng khỏi đường đi.

12. Chấn thương

Không ai thích bị tai nạn, hoặc bị văng ra khỏi xe đạp của họ. Nó đau, đau thực sự. Điều này có thể làm cho bạn thấy nản, nhưng đừng để nỗi sợ hãi tiếp quản, hãy chống lại nó và đứng yên.

13. Rác vứt bừa bãi trên đường đi

Đây là điều tồi tệ nhất trong 1 chuyến đi leo núi. Và bạn ước có thể nhét hết số rác đó vào túi của mình và mang đi nếu quanh đó không có thùng rác. Rác không chỉ cản trở chuyến đi của bạn, mà nó còn ảnh hưởng đến môi trường sống của các loại động thực vật ở đó.

14. Chạy bộ đường dài

Chúng tôi không có thành kiến gì với môn chạy bộ và những người chạy bộ, nhưng nếu bạn quyết định chạy trên những con đường mòn của xe đạp leo núi, đừng kêu lên hay chửi rửa chúng tôi vì bị bất ngờ khi có chiếc xe đạp nào đó đi qua hay va chạm với xe đạp leo núi.

15. Những kẻ khoe khoang

Bạn sẽ thấy những con người này ở tất cả các môn thể thao. Họ sẽ khoe chiếc xe đạp xa xỉ của họ mà họ hầu như chẳng biết cách vận dụng tiềm năng của nó, và họ chẳng biết những gì về đạp xe leo núi cả.

Những chú ý khi đi phượt bằng xe đạp địa hình 3

Đi phượt cùng xe đạp địa hình

16. Hóa đơn

Bạn phải trả tiền cho nhiên liệu, sửa chữa, nâng cấp của các bộ phận trên xe của mình. Xe đạp leo núi là một môn thể thao đắt tiền và khi bạn có tiền để sắm đầy đủ bộ dụng cụ, bạn sẽ lại phải sắp xếp thời gian để đi xe đạp thể thao.

Có thể bạn thích:  Xe đạp trẻ em dễ dàng sử dụng: Mang đến cho bé những trải nghiệm thú vị!

17. Không bao giờ bắt kịp xu thế

Ngành công nghiệp xe đạp luôn biết cách làm cho mọi thứ trên xe nhẹ hơn, mạnh mẽ hơn và đẹp hơn. Thật khó để theo kịp xu hướng và ngân sách của bạn chắc chắn sẽ không cho phép bạn làm điều đó.

18. Đi xe về nhà

Khi đã chinh phục được những con đường quanh co lên núi, chuyến đi vẫn chưa kết thúc bởi bạn còn phải đạp xe về nhà nữa. Và thật khó chịu khi chiếc xe của bạn bị kẹt trong bùn và bụi bẩn, yên xe của bạn ẩm ướt và bạn đang ngứa ngáy khắp người.

19. Bùn ở khắp mọi nơi

Bùn bám trên quần áo, vào da của bạn và ngay cả khi bạn tháo bỏ giày và tất thì bạn vẫn sẽ thấy bùn đất dây cả ra sàn nhà từ lúc nào. Tốt nhất bạn hãy dải ở cửa một tấm thảm để chùi trước khi vào nhà và sau đó khẩn trương đi tắm.

20. Dọn dẹp

Đây thường là điều cuối cùng bạn muốn làm khi về nhà, nhưng để giữ cho chiếc xe của bạn chạy trơn tru và ngăn ngừa rỉ sét, làm sạch xe đạp của bạn là điều cực kỳ quan trọng. Hãy rửa nó dưới vòi nước mạnh để cuốn trôi đi bụi bẩn và bùn đất. Đối với quần áo của bạn cũng vậy, giũ bụi và cho chúng vào máy giặt sớm nhất có thể.

21. Không có đủ thời gian để đi nhiều hơn

Điều tồi tệ nhất là bạn không thể dành thời gian tuyệt đối để đi xe đạp leo núi!
Trong khi nó có vẻ như có rất nhiều điểm khó chịu về xe đạp leo núi, thì tất cả những điểm này chỉ là những tiểu tiết trong toàn bộ quá trình của môn thể thao này.

Xe đạp Nghĩa Hải phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 120 năm, đến từ YOKOHAMA , Nhật Bản. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp mini Nhật ,xe đạp cào cào, xe đạp địa hình nhập khẩu , xe đạp thể thao nhật bản , xe đạp trẻ em