Lắp ráp xe đạp
Sau khi chọn xong xe đạp cho bé 3 tuổi và mang về nhà, bước tiếp theo chính là lắp ráp xe đạp.
Tôi có thể tự hào mà nói rằng, phàn lớn đồ chơi của các bé nhà tôi đều do tôi tự tay lắp ráp, căn bản không bị rơi mất dây xích, nhưng lắp ráp xe đạp tôi thật sự không am hiểu lắm, chiếc xe đạp trẻ em đầu tiên của bé Hiên Hiên nhà tôi là tôi mua trên Taobao, tự mình lắp ráp cả ngày cũng không xong, cuối cùng vẫn phải khiêng đi nhờ chỗ sửa xe đạp lắp hộ.
Nếu như không phải trường hợp đặc biệt, khi mua xe đạp cho con nhất định sẽ nhờ bọn họ giúp bạn lắp ráp, nhưng nếu như là mua trên mạng, thì cứ trực tiếp mang hộp đựng xe đạp trẻ em cao cấp đến chỗ sửa xe nhờ họ lắp giúp bạn, bọn họ ngày ngày tiếp xúc với xe đạp, rất am hiểu về cấu tạo bên trong của nó, nên việc lắp ráp sẽ trở nên rất nhẹ nhàng, thông thường tiền công một lần lắp ráp là 10 tệ, và họ lắp ráp xe đạp rất chắc chắn.
Các vấn đề thường gặp sau khi hoàn thành công việc lắp ráp xe đạp
Lắp ráp xe đạp (minh họa 1)
- Tay lái của xe tại sao lại bị lắc lư?
Hãy dùng cờ lê kèm theo xe vặn chặt lại đai ốc của thanh ngang bên trên tay lái.
-
Tay lái của xe có thể chuyển động là vì sao?
Có thể là do đai vít để cố định thanh ngang trên tay lái chưa được vặn chặt, vặn chặt lại là ok rồi.
- Bàn đạp xe đã vặn chặt rồi, nhưng đạp được một lúc lại bị rơi ra là tại sao?
Hãy dùng tay để kiểm tra xem bàn đạp chuyển động có linh hoạt hay không, nếu như trục bàn đạp chuyển động không bình thường, lấy tay quay thêm vài vòng hoặc tra thêm ít dầu trơn vào trục bàn đạp xem có đỡ hơn chút nào không, nếu như vẫn không thể giải quyết được, hãy thay bàn đạp khác.
Các vấn đề thường gặp sau khi hoàn thành công việc lắp ráp xe đạp
-
Xe đạp lắp xong có vẻ chắc quá, bé đạp không đượcCó một vài nguyên nhân có thể xảy ra:
(1) Hãy kiểm tra thắng xe trước và sau xem lúc chưa bóp phanh có dính vào vòng bánh xe hay không, nếu có thì tiến hành điều chỉnh. Các bước điều chỉnh có thể phân làm hai bước: Thứ nhất là nới lỏng đai ốc để điều chỉnh lai độ dài của dây phanh, để bộ phận phanh cách vòng xe một khoảng cách thích hợp ( tay trái nắn hai má phanh, để hai má phanh cách vành bánh xe khoảng 3 mm), sau đó tay phải kéo chặt dây phanh, rồi vặn chặt lại đai ốc; Hai là điều chỉnh lại đai ốc cố định ở giữa phanh, để cho phanh không bị lệch. Nếu như phát hiện bộ phận phanh không đủ đàn hồi, có thể dùng tua vít đầu bằng để cạy lò xo ra, kéo ra một chút rồi lại thu về.
(2) Có thể là do dây xích quá chặt! Có thể trong lúc lắp bánh xe bảo hộ, trục sau bị vặn chặt khiến cho trục sau áp sát về phía sau, khiến cho dây xích quá chặt, bình thường đoạn dưới của dây xích nên hơi có độ cong ở giữa, dịch chuyển bánh xe sau lên phía trước một chút, sau đó lại vít chặt đinh ốc trục sau lại.
Tìm hiểu thêm:
- BẢO DƯỠNG XE ĐẨY TRẺ EM
- ĐẶC ĐIỂM XE ĐẠP TRẺ EM
- MÙA ĐÔNG TRẺ EM CÓ THỂ ĐI XE ĐẠP KHÔNG
- DẠY BÉ HỌC CÁCH ĐỘI MŨ BẢO HIỂM KHI ĐI XE ĐẠP
(3) Có thể là do trục giữa hoặc trục sau vít quá chặt! Có thể dùng tay chuyển động trục sau trước, xem có thể chuyển động dễ dàng hay không, nếu như khó chuyển động, có thể là do trục sau quá chặt. Có thể dùng cờ lê nới lỏng cạnh ngoài cùng của đai ốc trục sau, sau đó sau đó vặn lỏng vòng ốc trong ra một chút, thử chuyển động bánh sau một chút, nếu không cứ tiếp tục nới lỏng thêm chút nữa, cho đến khi có thể chuyển động nhẹ nhàng, sau đó mới vặn chặt ốc vít cố định lại. Nếu như trục giữa quá chặt cần dùng cờ lê to nới lỏng đai ốc bên mặt trái bàn đạp theo chiều kim đồng hồ, sau đó lại dùng tua vít nới lỏng ốc bên trong theo chiều kim đồng hồ cho đến khi bàn đạp có thể chuyển động linh hoạt thì thôi.
(4) Có thể là do bọc ngoài của xe làm ảnh hưởng đến chuyển động của bánh xe, xé vỏ bọc đó ra sau đó thử lại.
Xe đạp Nghĩa Hải phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 130 năm. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp cào cào, xe đạp mini, xe đạp địa hình, xe đạp thể thao, xe đạp trẻ em …