Các kĩ năng cần nắm bắt khi đạp xe leo núi:Khả năng quan sát 2

Các kĩ năng cần nắm bắt khi đạp xe leo núi: Khả năng quan sát

1 đánh giá

Các kĩ năng cần nắm bắt khi đạp xe leo núi:Khả năng quan sát. Trước khi đạp xe, bạn cần phải quan sát thật kĩ địa hình mà bạn đang đạp xe, bạn và xe cần ngồi có vị trí như thế nào. Bạn cần cảnh giác mọi lúc , cần đi theo hướng nào, cần đạp xe như thế nào, xe của bạn sẽ có phản ứng như thế nào với đường đi, những điều trên vốn là một kĩ năng.

Hướng tầm nhìn ra phía trước xem bạn cần đi đường nào

Nghe thì có vẻ dễ nhưng phần lớn chúng ta khi đạp xe đạp địa hình nhập khẩu , nguyên nhân của việc đi không đúng đường đi dẫn đến ngã xe đa số là do nhìn những thứ xung quanh mà không chú ý đến đường đi. Khi đạp xe mà nhìn những thứ khác, bạn sẽ bị mất tập chung, mất cân bằng khi đang lái xe, tiếp theo đó cả người bạn có thể ngã nhào về phía đó. Vì vậy không nên chú ý những thứ xung quanh, hãy chú ý vào đường bạn đang đi.Tranh minh hoạ:Mũi tên màu đỏ chỉ khoảng cách bạn dừng xe, nhìn xa hơn một chút, nếu không bạn có thể bị ngã .

Đưa tầm nhìn đến nơi mà bạn có thể dừng lại

Duy trì khoảng cách tầm nhìn của bạn đến nơi mà bạn có thể dừng lại, như vậy khi bạn gặp phải chướng ngại vật không thể khắc phục được , bạn có thể kịp thời dừng lại. Bạn nên học cách dùng và điều chỉnh phanh xe trên nhiều con đường với địa hình khác nhau. Lâu dần bạn sẽ biết nên phải đưa tầm nhìn của mình ra bao xa khi đạp xe. Nguyên tắc cơ bản khi xuống dốc với tốc độ cao nên đưa tầm nhìn ra xa một chút, nếu đi với tốc độ chậm hơn chút thì tầm nhìn có thể thu hẹp hơn chút cũng được. Khi đi trong đường rừng bạn có thể nhìn được xa bao nhiều thì nên nhìn xa bấy nhiêu.

Nên chuẩn bị tốt trước kế hoạch

Nên cần chuẩn bị những hành động tiếp theo sau khi mình gặp chướng ngại vật. Nếu bạn chỉ chăm chú nhìn vào chướng ngại vật, mà không nghĩ đến bước tiếp theo, bạn có thể gặp phải chướng ngại vật thứ hai mà không hề có sự chuẩn bị gì cả.

Vượt qua chướng ngại vật

Xe của bạn có thể chịu được ngược đãi hơn là bạn tưởng tượng, nó có thể lăn qua các loại chướng ngại vật. Bạn có thể lăn thẳng qua bất kì vật nào có độ lài bằng ¼ đường kính bánh xe (thường tầm 6 inch). Trong đường rừng muốn tìm chướng ngại vật nào dài tầm 5 inch đã rất khó rồi. Bạn hãy thử luyện tập vượt qua chướng ngại vật nhiều lần, bớt chút thời gian tìm những chướng ngại vật có kích thước khác nhau từ nhỏ tới lớn. Ví dụ như hòn đá ( luyện tập từ hòn nhỏ tới hòn lớn hơn, không nên mới luyện tập đã muốn vượt qua những hòn có kích thước lên tới 5-6 inch). Đồng thời cũng chú ý các tốc độ bạn đi sẽ gây ảnh hưởng cho sự cân bằng khi lái xe.

Có thể bạn thích:  Top 10 xe đạp trẻ em nhập khẩu tốt nhất hiện nay

Tìm hiểu thêm:

Loại bánh xe MTB có vượt qua các vật có chiều dài bằng ¼ đường kính bánh xe địa hình, nhưng khi gặp phải các vật đó thì bạn cần ứng phó một cách cẩn thận.

Lợi dụng địa hình giúp bạn dừng xe

Mỗi khi bạn gặp vật cản thì đều làm giảm động năng tiến về phía trước của xe. Vì vậy khi đạp xe ở những địa hình khúc khuỷu, bạn lại càng cần sử dụng nhiều sức để đạp xe. Cũng có nghĩa là khi bạn xuống dốc ở địa hình gồ ghề thì xe của bạn có thể đột nhiên bị giảm tốc độ.

 

Các kĩ năng cần nắm bắt khi đạp xe leo núi:Khả năng quan sát 4

Đạp xe vượt chướng ngại vật

Giữ độ bám vào mặt đất cho bánh xe

Nếu lốp xe của bạn trong tình trạng tốt thì nó có độ bám khiến bạn đáng ngạc nhiên đó, nhưng điều kiện tiên quyết là bạn cần cung cấp đủ trọng lượng lên bánh xe. Cho dù có ngoại lực tác động lên bánh xe thì bánh xe vẫn có khả năng bám vào mặt đất, đó chính là lực bám. Nhưng nếu khi ngoại lực tác động lên bánh xe lớn hơn lực bám thì bánh xe có thể bị trơn trượt. Trên mặt đường thì có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến lực bám của bánh xe. Vì vậy , phân biệt được các loại địa hình trên đường đi là rất quan trọng. Dưới đây là những trường hợp lực bám của bánh xe mạnh nhất và trường hợp lực bám của bánh xe là yếu nhất:

•Điều kiện lí tưởng:Loại đất hơi ẩm mà rắn chắc có thể giúp bánh xe có độ bám tốt nhất, loại đất này làm cho bám chặt hơn với mặt đất
•Loại đất khô cứng và đá khô:Loại đất rắn chắc này hoặc các loại đá trên đường giúp cho bánh xe như có keo dính với mặt đường. Nhưng chúng ta cũng cần cẩn thận vì trên mặt đường cứng dẽ rất dễ gặp phải những chỗ đất , đá lỏng lẻo.
•Mặt đất xốp, mềm hoặc nhiều cát:Những bề mặt đường xốp thường cung cấp lực bám rất nhỏ cho xe, nhưng chỉ cần bạn thắng xe hay cua xe, bánh xe sẽ dồn lực xuống mặt đường , trong tức khắc sẽ xuất hiện một lực bám lớn. Đặc tính của loại mặt đường này thì không hề dễ để lắm bắt được.
•Đường sỏi, đá:Đường rừng có rất nhiều sỏi đá, sỏi đá được ví như lá rụng phủ kín mặt đường, giường như bánh xe không có độ bám với mặt đường. Loại đường sỏi đá này cũng giống như loại đường đất xốp, không hề có độ bám cho xe , chỉ có thể nỗ lực để băng qua con đường này.
•Đường đất bùn: Loại đất sét nhão ướt này giống như cục xà bông vậy. Trong trường hợp đó bạn cần ép cho bánh xe tiếp xúc chặt với tầng đất cứng ở bên dưới. Phần bùn nhão phía trên bề mặt đường rất trơn, nếu gặp phải đoạn đường có bùn phủ trên đá hay cành cây thì bạn phải vô cùng cẩn thận.
•Đá:Mặt đường rải sỏi là mặt đưỡng không vững chắc nhất. Những viên đá như những viên bi , trên mặt đường cứng phủ đầy một lớp dầy đá vô cùng nguy hiểm. Nếu tần đất đá sỏi dày thì bạn cần để cho bánh xe bám chặt vào bề mặt đường để có được độ bám.

Có thể bạn thích:  Xe đạp trợ lực điện Nhật Bản là gì? Địa chỉ mua uy tín tại Hà Nội

Vận dụng tốt trọng lực cơ thể

Tất cả những thách thức của việc đạp xe leo núi là cân bằng trọng lượng. Khi bánh xe trước của bạn gặp phải vật cản thì cả người bạn có xu hướng nhào cả về phía trước. Nhiên cứu kĩ hơn một chút, khi xe của bạn bị vật cản cản lại, cơ thể của bạn lúc đó vẫn có xu thế di chuyển về phía trước. Khi lực cơ thể bạn di chuyển quá lớn, bạn sẽ nhào ra ngay lập tức ! Khi đạp xe, bạn cần không ngừng lường trước khi nào xe của bạn khi nào gặp phải vật cản, đồng thời có sự chuẩn bị sớm nhất. Bạn cần áp dụng các tư thế lái xe sao cho có thể ứng phó với các chấn động, nếu không bạn sẽ thường gặp phải trình trạng mất cân bằng và sợ hãi khi lái xe đó.

Các kĩ năng cần nắm bắt khi đạp xe leo núi: Khả năng quan sát

 

Giữ độ bám vào mặt đất cho bánh xe

Bạn và xe là độc lập với nhau. Khi xe bạn dừng lại, cơ thể của bạn vẫn tiếp tục có xu hướng tiếp tục chuyển động.

Thẳng tiến và vượt qua những vật cản thôi nào
Thử tưởng tượng mỗi hòn đá đều hướng vào bánh xe trước của bạn mà “đạp”, lực mỗi lần đạp có thể lớn vô cùng. Khi mà các vật cản cứ liên tiếp cản trở bánh xe của bạn thì lực của bạn và bánh xe sẽ cùng chống lại lực cản của các vật đó. Nhưng nếu bạn dùng góc lệch để đi qua những vật cản đó, nó sẽ làm cho bánh Xe đạp địa hình cao cấp của bạn bị lệch nghiêng và bạn chỉ còn đợi bị ngã mà thôi, vì vậy cần vượt qua vật với hướng thẳng đứng.

Đường đi càng thẳng càng tốt
Nếu gặp phải vùng đất gồ ghề, thì hãy cố gắng tìm những đường thẳng để đi. Khi đi qua những vùng có đá nhấp nhô, chuyển hướng chỉ làm cho đầu xe của bạn không vững thôi, hoặc khiến cho bánh xe trước bị kẹp giữa hai hòn đá. Giữ chắc tay lái, có một tư thế chuẩn xác, thả lỏng cơ thể, sau đó lái xe một cách chính xác. Chỉ có các định đúng đường bạn cần đi thì không có trở ngại nào bạn không vượt qua được.

Có thể bạn thích:  Lựa chọn hoàn hảo cho những tay chơi xe địa hình: Xe đạp địa hình cứng!

Thực hành trên thực tế:Quan sát đường
Luyện tập dùng phanh trên đoạn đường có nhiều vật cản. Coi con đường như một sườn dốc bạn có thể vượt qua, đường ngoặt, vật cản cũng có thể vượt qua. Thực ra đây là việc khó nhất khi vượt qua con đường này, cũng có những đoạn đường tương đối dễ đi, bạn không cần dùng sức cũng có thể băng qua, cũng có những đoạn rất bằng phẳng , để bạn có thể rẽ theo ý muốn.

Dưới đây là các ví dụ điển hình, kiểm nghiệm về các khó khăn người mà người đạp xe đạp địa hình leo núi gặp phải do con đường mang lại :

Chú ý quan sát đường:Con đường này thưởng nhỏ hẹp, hơn nữa ở phía cạnh đều là sườn dốc ( bạn tuyệt đối không nên nghĩ bạn có thể rơi xuống đó nhé ). Hai bên có những tảng đá lớn, trên mặt đường cũng có đầy những hòn đá, còn có hai tầng bậc. Cả đoạn đường này chỉ dài có 20 mét.

Các kĩ năng cần nắm bắt khi đạp xe leo núi:Khả năng quan sát 3

Chú ý quan sát đường để đạp xe

Trên đoạn đường này bạn chỉ nên chú ý vào đường đi, không nên nhìn vào phía sườn dốc vừa dốc vừa doạ người kia nhé.

 

Trên đoạn đường này cũng có thể có những vật cản, kiểm tra một chút xem có thể vượt qua hay không, bàn đạp và cơ thể có thể bị cản trở và ngã không.

 

Kiểm tra chướng ngại vật mà bạn cần vượt qua:một bậc thang hai tầng,tiếp đến là một hòn đá to, tiếp đến lại là một bậc thang với 3 tầng.

 

Bây giờ nghĩ lại : Con đường này chỉ có sườn dốc với bề mặt gập gồ- xe của bạn cũng theo đó mà nghiêng theo. Đây cũng là chuyện duy nhất bạn cần chú ý, bởi bạn cần thay đổi tư thế sao cho phù hợp với địa hình đồng thời cần kịp thời bóp phanh dừng xe.

 

Khi đó bạn sẽ cảm thấy con đường này không còn đáng sợ như lúc bắt đầu nữa, sau khi vượt qua được, chỉ còn lại hai đoạn bậc ( sườn dốc ) và một đoạn có đá nhấp nhô trên mặt đường.

Xe đạp Nghĩa Hải là nhà phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 130 năm. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp trẻ em, xe đạp cào cào, xe đạp mini, xe đạp địa hình, xe đạp gấp, xe đạp thể thao,…